Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ hai, ngày 6 tháng 5 năm 2024  
Thứ tư, ngày 19 tháng 4 năm 2023 | 21:12

Thu nhập cao từ chăn nuôi gia súc và nuôi trồng thủy sản

Nhờ dám nghĩ, dám làm và biết vận dụng mô hình chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, nhiều hộ nông dân đã thu lãi lớn.

Thu nhập tiền tỷ nhờ dám nghĩ, dám làm

Anh Nguyễn Xuân Thủy (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đã mạnh dạn đầu tư nuôi trồng thủy sản để phát triển kinh tế. Mỗi năm, gia đình anh thu nhập từ 2,5 - 3 tỷ đồng từ nuôi tôm siêu thâm canh 3 giai đoạn.

Trên diện tích 1,5 ha tại TDP 8, thị trấn Thạch Hà, anh Thủy chia làm 4 ao để nuôi tôm thẻ chân trắng công nghiệp có lót bạt chống thấm ở đáy, đắp bờ xung quanh bằng bê tông. Những năm đầu do thời tiết thay đổi bất thường, môi trường ô nhiễm, dịch bệnh xảy ra thường xuyên, trong khi bản thân chưa có nhiều kinh nghiệm trong nuôi tôm nên kết quả không mấy khả quan.

Anh Thuỷ và tôm nuôi sau 1 tháng được chuyển qua ao nuôi giai đoạn 2.

Đầu năm 2019, anh tiếp tục đầu tư nâng cấp, sửa chữa lại cơ sở nuôi theo mô hình nuôi tôm siêu thâm canh 3 giai đoạn tuần hoàn khép kín bằng cách nuôi tôm ít thay nước, sử dụng nhiều chế phẩm vi sinh thay cho kháng sinh. Theo đó, hệ thống ao nuôi được đầu tư thiết kế bài bản gồm bể ương tôm giai đoạn 1, ao ương giai đoạn 2 và ao nuôi thương phẩm.

Ngoài ra, còn có 1 hệ thống xử lý nước đầu vào và 1 hệ thống xử lý chất thải, nước thải. Bể ương tôm giai đoạn 1 (diện tích 500m2 chia làm 10 bể) làm bể xi măng được đặt trong nhà có mái che, ao ương giai đoạn 2 (diện tích 1.000m2) được che phủ bằng màng lưới và ao nuôi thương phẩm giai đoạn 3 (gồm 3 ao, mỗi ao 3.000m2) là ao đáy đất được đắp bờ xung quanh bằng bê tông.

Nhờ đầu tư bài bản, áp dụng nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật nên từ năm 2019 đến nay, năm nào anh Thủy cũng thành công. Mỗi năm nuôi 3 vụ, sản lượng bình quân đạt từ 30 - 40 tấn/năm, trừ chi phí anh thu lợi nhuận 2,5 - 3 tỷ đồng/năm.

Theo anh Thủy, quy trình nuôi tôm thâm canh 3 giai đoạn sẽ thả nuôi mật độ vừa phải. Giai đoạn 1 ương với mật độ 1.000 con/m2 thời gian 25 ngày, tôm đạt kích cỡ từ 500 - 600 con/kg. Chuyển sang ương giai đoạn 2, mật độ tôm từ 400 - 450 con/m2, thời gian nuôi 25 ngày, khi tôm đạt kích cỡ 160 - 180 con/kg thì chuyển sang nuôi giai đoạn 3. Tại ao nuôi thương phẩm, tôm được nuôi với mật độ thưa từ 70 - 75 con/m2. Trong thời điểm này tôm phát triển nhanh, thời gian nuôi 30 ngày, khi thu hoạch đạt 30 - 40 con/kg.

Với thời gian nuôi 2 tháng, tiến hành thu hoạch khi cua đạt kích cỡ 350 - 400g/kg, tỷ lệ sống đạt 80% và với giá bán cua thương phẩm ra thị trường là 600 nghìn đồng/kg, lợi nhuận ước tính đạt 30 triệu đồng. Nếu vụ này thắng lợi, anh Thuỷ sẽ mở rộng quy mô nuôi cua trong hộp gấp 3 lần so với hiện tại.

Chăn nuôi dưới tán cây rừng cho lãi trăm triệu

Mô hình kinh tế tổng hợp, vườn rừng, vườn đồi của vợ chồng anh Trương Thanh Bình (SN 1988), chị Đinh Thị Hoài Thu (SN 1989), ở thôn Đại Hữu, xã An Ninh, huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) đã cho lãi  trên 100 triệu/năm.

Anh Trương Thanh Bình chăm sóc đàn gà dưới tán cây.

Anh Trương Thanh Bình cho biết: “Tận dụng lợi thế vùng đất gò đồi sẵn có của gia đình, từ năm 2017, vợ chồng tôi đã đầu tư xây dựng mô hình chăn nuôi tổng hợp, phát triển kinh tế vườn rừng, vườn đồi. Trên diện tích đất đồi hơn 1ha, gia đình tôi xây dựng chuồng trại chăn nuôi gà, dê, bò… đồng thời trồng các loại cây ăn quả và trồng rừng kinh tế. Trồng rừng vừa đưa lại nguồn thu nhập cho gia đình, vừa tạo bóng mát để chăn nuôi gà dưới tán cây. Cứ mỗi sáng sớm, sau khi cho ăn xong, hàng nghìn con gà được thả nuôi dưới tán cây rừng, đêm về sẽ lùa nhốt vào chuồng, như vậy sẽ bảo đảm đàn gà sinh trưởng phát triển tốt và chất lượng thịt săn chắc, tạo được uy tín với khách hàng”.

Vừa tích cực sản xuất, anh chị vừa tích lũy, đúc rút kinh nghiệm và học hỏi từ các mô hình kinh tế khác trong vùng và qua các phương tiện thông tin đại chúng. Nhờ đó, mô hình chăn nuôi của gia đình phát triển khá tốt. Hiện, mô hình có 5 chuồng nuôi gà thịt, mỗi chuồng có diện tích khoảng 400m2; mỗi năm nuôi 3 lứa gà thịt theo phương thức gối vụ, mỗi lứa nuôi 10.000 con, cho lãi ròng trên 100 triệu đồng/năm.

Bên cạnh đó, bằng nguồn vốn tích góp và được sự hỗ trợ của HND huyện, gia đình anh Bình, chị Thu tiếp tục đầu tư, mở rộng sản xuất. Năm 2021, sau khi tìm hiểu nhu cầu thị trường, anh chị đã đầu tư xây dựng chuồng trại với diện tích 500m2 để chăn nuôi dê sinh sản và dê thịt. Hiện, gia đình anh chị nuôi 45 con dê sinh sản; toàn bộ số dê giống, anh chị tiếp tục đầu tư nuôi lấy thịt. Bình quân mỗi năm, vợ chồng anh Bình xuất bán 80-90 con dê thịt, trọng lượng 20-25kg/con, đưa lại thu nhập khoảng 250 triệu đồng. Ngoài ra, vợ chồng anh Bình còn đầu tư trồng 0,5ha rừng kinh tế và hàng trăm gốc mít Thái, mãng cầu dai, ổi và các loại cây ăn quả khác.

Bằng nhiều mô hình chăn nuôi đang được bà con nông dân trên khắp các địa phương áp dụng, trong điều kiện giá thức ăn chăn nuôi đang “lên, xuống” thất thường như hiện nay, tìm một mô hình chăn nuôi cho phù hợp đang là sự lựa chọn của nhiều nông dân. Không những thành công mà còn cho thu nhập hàng trăm triệu đồng đến hàng tỷ đồng/năm.

Lợi thế từ những trang trại chăn nuôi dưới tán rừng

Kinh tế vườn, kinh tế trang trại có vai trò chủ lực phát triển trong tương lai, do đó rất cần người chăn nuôi phải biết tính toán những kế sách phù hợp để phát huy tiềm năng từ những trang trại này của mình, đặc biệt là đối với mô hình chăn nuôi dưới tán rừng

Với mô hình nuôi gà dưới tán rừng, vốn đầu tư chuồng trại không cao, chủ yếu là gỗ tạp quanh vườn, đàn gà có sức đề kháng bệnh tốt, thức ăn chủ yếu ở tự nhiên, chỉ bổ sung thêm cám gạo nên chi phí ít. Ngoài ra, gà thả vườn còn có đặc điểm thường có lông màu, da vàng, chân mỏ vàng, thịt chắc và thơm ngon, trứng có lòng đỏ đậm nên người tiêu dùng rất ưa chuộng. Vì vậy, giá bán luôn cao hơn giá bán gà công nghiệp từ 20 đến 30%.

Từ kinh nghiệm của bản thân, anh Bình chia sẻ: “Mặc dù chăn nuôi gà trong rừng, cách xa khu vực dân cư, nhưng vẫn sử dụng đệm lót sinh học. Việc ứng dụng công nghệ đệm lót bằng chế phẩm sinh học trong chăn nuôi đã góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường, giảm dịch bệnh, nâng cao chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó, chú trọng thời gian giao thời giữa lứa cũ và lứa mới; sau khi xuất bán phải vệ sinh kỹ chuồng trại, trồng thêm rau xanh, chuối, các loại cây trong sân vườn để cung cấp thức ăn cho lứa gà mới nuôi”.

Trên thực tế có rất nhiều mô hình chăn nuôi dưới tán rừng cho hiệu quả rất cao, đem lại nguồn thu nhập lớn cho bà con nông dân. Anh Ngô Văn Quyền ở thôn Lự, xã Yên Sơn, huyện Bảo Yên (Lào Cai) đầu tư xây dựng trang trại từ khu đất sẵn có của gia đình, xây dựng chuồng nuôi lợn khép kín dưới tán của cây quế, khi quế khép tán thì nuôi gà thả đồi. Anh Quyền chia sẻ: "Tôi được bạn bè trong hội nhóm chia sẻ kinh nghiệm và tôi học trên báo, đài, Youtube. Sau thời gian làm tôi thấy hiệu quả, mang lại thu nhập ổn định. Việc nuôi gà dưới tán rừng quế, vừa tiết kiệm nguồn thức ăn cho gà lại không mất công phát dọn cỏ cho quế - Cách kết hợp chăn nuôi- trồng trọt hiệu quả".

Ứng dụng mô hình chăn nuôi nào cho phù hợp từng gia đình, từng địa phương phải được người nông dân tính toán và cân nhắn kỹ trước khi triển khai, tuy nhiên những mô hình chăn nuôi dưới tán rừng hầu hết đều cho những kết quả đáng phấn khởi. Đây chính là một hướng đi mới cho bà con chăn nuôi để phát triển kinh tế hộ gia đình

 

 

Ngọc Thủy (Tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Bảo vệ, chăm sóc đàn vật nuôi trong mùa nắng nóng

    Bảo vệ, chăm sóc đàn vật nuôi trong mùa nắng nóng

    Trước tình hình nắng nóng kéo dài, Chi cục Chăn nuôi và Thú y (Sở NN&PTNT) tỉnh Bình Định đã chủ động hướng dẫn người chăn nuôi áp dụng các biện pháp phòng chống dịch bệnh, bảo vệ và chăm sóc tốt đàn gia súc, gia cầm.

  • Hướng dẫn sử dụng phân bón đúng: Tăng thu nhập và giảm phát thải khí nhà kính

    Hướng dẫn sử dụng phân bón đúng: Tăng thu nhập và giảm phát thải khí nhà kính

    Sử dụng phân bón chưa hợp lý và chưa hiệu quả đang là vấn đề lớn trong sản xuất nông nghiệp, dẫn đến thu nhập hạn chế và hiệu suất sử dụng chất dinh dưỡng thấp. Vậy làm thế nào để sử dụng phân bón đúng nhưng vẫn đảm bảo được năng suất, không làm ảnh hưởng đến lợi ích của người nông dân?

  • Nông dân Kon Tum trồng hoa hồng Bulgaria

    Nông dân Kon Tum trồng hoa hồng Bulgaria

    UBND xã Tê Xăng (huyện Tu Mơ Rông) vừa phối hợp với người dân làng tái định cư Tu Thó tổ chức trồng 4.000 cây hoa hồng Bulgaria trên diện tích 5.000m2.

  • Hứa hẹn đem lại thu nhập cao với mận hồng

    Hứa hẹn đem lại thu nhập cao với mận hồng

    Giống mận hồng mới trái to, thịt chắc, ăn giòn, ngọt được anh Trần Ngọc Quận (44 tuổi, ngụ ấp Thành Lộc, xã Thành Trung, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long) trồng thành công và cho trái đạt trọng lượng lên đến 5 trái/kg.

  • Lan tỏa phong trào khởi nghiệp của thanh niên đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Thanh Hóa

    Lan tỏa phong trào khởi nghiệp của thanh niên đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Thanh Hóa

    Để khơi dậy và lan toả phong trào khởi nghiệp của thanh niên nói chung và thanh niên trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Thanh Hoá nói riêng, Tỉnh đoàn Thanh Hóa đang tích cực phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh và các ban, ngành, đoàn thể triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm hỗ trợ, đồng hành cùng thanh niên lập thân, lập nghiệp.

  • Mô hình “độc, lạ” - nuôi gà, vịt làm thú cưng

    Mô hình “độc, lạ” - nuôi gà, vịt làm thú cưng

    Anh Phạm Minh Biên (36 tuổi, ngụ xã Nhơn Phú, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long) sưu tầm nhiều giống gà, vịt “độc, lạ” như gà sư tử Ba Lan, gà Serama, vịt gọi… mang về nhân giống bán, cho thu nhập hơn 30 triệu đồng/tháng.

Top