Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 17 tháng 5 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 17 tháng 9 năm 2023 | 15:28

Thu nhập hàng trăm triệu đồng từ nuôi thủy sản trong ao bán nổi

Từ vùng đất ven đê rất khó canh tác lúa vì cao ghềnh và chuột phá hoại, mô hình nuôi cá nước ngọt trong ao bán nổi lần đầu tiên được triển khai tại xã Bình Định (Kiến Xương - Thái Bình) cho hiệu quả khá ấn tượng.

Cuối năm 2019, gia đình anh Phạm Văn Tính ở thôn Sơn Trung (xã Bình Định) xin được chuyển đổi 5,5ha đất trồng lúa kém hiệu quả của tập thể và của một số hộ gia đình để làm ao bán nổi nuôi cá nước ngọt.

UBND xã Bình Định đã hướng dẫn cho gia đình làm đề án, phương án tổ chức sản xuất và báo cáo Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Kiến Xương.

Gia đình anh Tính thuê máy múc đào đắp khối lượng đất đủ phần bờ ao xung quanh cao khoảng 2m, rộng khoảng 5m, sau đó trải tấm bạt mục đích chống xói lở và giữ nước theo nhu cầu thực tế của từng thời điểm nuôi thủy sản nước ngọt.

Tổng mức đầu tư ban đầu khoảng 250 triệu đồng/ha, bao gồm nhân công đào đắp và nguyên vật liệu (bạt nhựa, đường ống, hoá chất xử lý, máy sục khí…).

Đến nay, gia đình anh Tính đã sản xuất được 3 năm, trừ chi phí con giống, thức ăn, các chế phẩm xử lý nước, điện..., mỗi năm thu lãi hơn 800 triệu đồng. Nếu chia bình quân, thu về khoảng 160 triệu đồng/ha/năm.

Nuôi thủy sản trong ao bán nổi đem lại hiệu quả kinh tế cao tại xã Bình Định (huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình).

Chủ tịch UBND xã Bình Định Bùi Ngọc Trìu chia sẻ: Đây là cách làm rất mới, tận dụng được diện tích ruộng kém hiệu quả để cải tạo lại cho phù hợp với yêu cầu nuôi thủy sản nhưng không làm biến đổi hiện trạng ruộng đất trên địa bàn.

Ưu điểm nổi trội của mô hình là không cần đào ao, chỉ tạo dựng bờ trên mặt ruộng rồi trải bạt để chống xói lở. Do đó, không làm mất đi điều kiện cần thiết để trồng lúa trở lại, không làm biến dạng mặt bằng, không gây ô nhiễm môi trường, không làm hư hỏng các công trình giao thông, thủy lợi phục vụ trồng lúa.

Theo tính toán của chính quyền địa phương, nếu như trước đây cấy lúa trên vùng đất này chỉ cho thu nhập 26,5 triệu/ha, thì khi triển khai mô hình nuôi cá nước ngọt trong ao bán nổi cho thu nhập khoảng 160 triệu đồng/ha.

Do nhu cầu của thị trường và chất lượng cá nuôi trên ao bán nổi khá cao, vì vậy, khi gần đến thời vụ thu hoạch, thương lái trong và ngoài tỉnh đã liên hệ chủ động đặt mua với giá cao hơn sản phẩm cùng loại nuôi bằng phương pháp truyền thống.

Đây là mô hình độc đáo, nên thời gian qua, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải đã trực tiếp đến tìm hiểu, trao đổi với địa phương chung quanh việc phát triển, nhân rộng mô hình.

Chủ tịch UBND xã Bình Định Bùi Ngọc Trìu cho hay, từ cuối năm 2022, địa phương đã xây dựng kế hoạch vận động nhân dân dồn đổi, tích tụ ruộng đất được 5ha cho hộ gia đình anh Nguyễn Văn Nam hợp đồng thuê khoán để triển khai nuôi thủy sản trong ao bán nổi.

Thời gian tới, địa phương tiếp tục vận động nhân dân dồn đổi diện tích để nhân rộng mô hình, với quyết tâm tổ chức sản xuất thành công vùng quy hoạch diện tích 25ha đã được tỉnh, huyện phê duyệt.

Theo kế hoạch phát triển thủy sản trong ao bán nổi (giai đoạn 2022-2025), huyện Kiến Xương chuyển đổi hơn 340ha cấy lúa hiệu quả kinh tế thấp sang phát triển nuôi thủy sản trong ao bán nổi kết hợp với trồng lúa.

Mai Tú
Ý kiến bạn đọc
  • Quế Sơn chuyển đổi cây trồng để thích ứng với biến đổi khí hậu

    Quế Sơn chuyển đổi cây trồng để thích ứng với biến đổi khí hậu

    Những năm gần đây, ngành Nông nghiệp huyện Quế Sơn (Quảng Nam) tích cực hỗ trợ nông dân chuyển nhiều diện tích đất sản xuất lúa kém hiệu quả sang canh tác các loại cây trồng cạn mang lại giá trị kinh tế cao, phù hợp với khí hậu địa phương.

  • Trồng thành công giống sâm quý trên đất núi Mù Cang Chải

    Trồng thành công giống sâm quý trên đất núi Mù Cang Chải

    Huyện vùng cao Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái mỗi năm giảm 8 - 10% hộ nghèo. Kết quả này một phần do huyện đưa nhiều loại giống cây mới vào gieo trồng, cho hiệu quả kinh tế cao. Mới đây nhất là sâm Ngọc Linh và sâm Lai Châu, những loại cây có giá trị kinh tế rất cao.

  • Ứng dụng chế phẩm sinh học vào chăn nuôi xử lý chuồng trại giảm ô nhiễm môi trường

    Ứng dụng chế phẩm sinh học vào chăn nuôi xử lý chuồng trại giảm ô nhiễm môi trường

    Sau thời gian triển khai, mô hình chăn nuôi gà thịt “Ứng dụng chế phẩm sinh học vào chăn nuôi xử lý chuồng trại giảm ô nhiễm môi trường và định hướng nông nghiệp hữu cơ tuần hoàn” đạt được kết quả bước đầu khả quan. Gà ăn uống tốt, khỏe mạnh nên giảm được tỷ lệ mắc bệnh, giảm tỷ lệ chết do bệnh, từ đó giảm được chi phí cho thuốc phòng, trị bệnh…

  • Thử thách đặt ra khi theo nghề Freelancer

    Thử thách đặt ra khi theo nghề Freelancer

    Nhiều người thường nghĩ công việc của một Freelancer khá thoải mái khi họ được tự chủ về mặt thời gian làm việc. Thực tế, công việc này cũng có những thử thách và áp lực riêng mà không phải ai cũng biết.

  • Nuôi thành công cá Koi ở vùng chiêm trũng

    Nuôi thành công cá Koi ở vùng chiêm trũng

    Nhiều lần thất bại trong việc đầu tư nuôi các loại cá cảnh khác nhau, nhưng với niềm đam mê của mình, anh Vũ Văn Tăng đã vượt qua mọi khó khăn để thực hiện thành công mô hình nuôi cá Koi.

  • Hứa hẹn đem lại thu nhập cao với mận hồng

    Hứa hẹn đem lại thu nhập cao với mận hồng

    Giống mận hồng mới trái to, thịt chắc, ăn giòn, ngọt được anh Trần Ngọc Quận (44 tuổi, ngụ ấp Thành Lộc, xã Thành Trung, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long) trồng thành công và cho trái đạt trọng lượng lên đến 5 trái/kg.

Top