Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 28 tháng 4 năm 2024  
Thứ năm, ngày 16 tháng 11 năm 2023 | 15:0

Thực hiện Nghị quyết liên tịch số 06: Các cấp Hội phải là kim chỉ nam trong sản xuất của hội viên

Nghị quyết liên tịch số 06/NQLT-BNNPTNT-HLV giữa Bộ Nông nghiệp và PTNT - Hội Làm vườn (HLV) Việt Nam có ý nghĩa rất quan trọng, thể hiện sự quan tâm, hỗ trợ, tạo điều kiện của lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và PTNT đối với HLV và phong trào phát triển kinh tế VAC (vườn, ao, chuồng) cũng như sự quyết tâm của lãnh đạo Hội trong phát huy mọi nguồn lực để mô hình kinh tế VAC lan tỏa và phát triển mạnh mẽ hơn.

Để Nghị quyết thực sự đi vào thực tiễn, các cấp Hội phải là cầu nối, là nòng cốt trong việc giúp hội viên phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.

Cần làm tốt vai trò dẫn dắt

Chủ tịch HLV tỉnh Nghệ An Nguyễn Thế Thắng chia sẻ, Nghị quyết liê tịch số 06  sẽ giúp hội viên định hình lại sản xuất nông nghiệp theo hướng xanh và bền vững, phù hợp với xu thế chung của thế giới. Trong quá trình triển khai, người nông dân là nền tảng cốt lõi đi đến thắng lợi, do vậy, điều cần làm ngay lúc này của các cấp Hội là nâng cao trình độ cho hội viên với mục tiêu là phát triển nông nghiệp sinh thái, xây dựng nông thôn hiện đại, nông dân văn minh.

Ông Nguyễn Thế Thắng (bên trái), Chủ tịch HLV Nghệ An hướng dẫn hội viên xây dựng vườn chuẩn Nông thôn mới tại huyện Quỳ Châu, Nghệ An.

Thời gian qua, HLV Nghệ An luôn đóng vai trò là người dẫn dắt, với tâm niệm, hội viên, nông dân là chủ thể, cuộc sống cũng như kinh tế còn nhiều khó khăn, chính vì thế, Hội thường hướng dẫn người dân xây dựng các mô hình kinh tế như: nuôi chạch, ốc bươu đen, trồng ổi, trồng bưởi…, tạo nên nhiều mô hình kinh tế hiệu quả, làm giàu cho bản thân và quê hương.

Cùng với đó, HLV Nghệ An  tích cực tuyên truyền và triển khai các văn bản hướng dẫn, chủ trương, chính sách liên quan từ tỉnh xuống cơ sở, giúp cán bộ, hội viên nắm rõ trách nhiệm và hướng dẫn cách tiếp cận các nguồn vốn, để phát triển kinh tế VAC.

Tiếp đó, đẩy mạnh công tác tập huấn và chuyển giao khoa học kỹ thuật và khoa học công nghệ trong phát triển kinh tế VAC.

Về khoa học công nghệ, HLV Nghệ An hướng dẫn tăng cường đưa máy móc sản xuất, chăn nuôi và bảo quản, chế biến, để tăng năng suất, chất lượng hiệu quả của công việc và thu nhập.

Chẳng hạn, khi trồng cây ăn quả thì phải có hệ thống tưới tự động và tiêu kiên cố, không phụ thuộc vào thiên nhiên, để có kết quả như ý muốn. Khi chăn nuôi gia súc, gia cầm thì dùng máy móc hỗ trợ xay nghiền thưc ăn. Thay vì người nông dân xưa nay làm một việc không xong, thì nay  một ngày có thể làm được 4 - 5 việc, tạo nên nhiều nguồn thu nhập làm giàu, tạo nên người nông dân hiện đại, phù hợp với thời đại mới.

Để Nghị quyết liên tịch số 06 đi vào thực tiễn, ông Thắng cho rằng, các cấp Hội phải là người dẫn dắt, là nòng cốt trong việc giúp hội viên phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Qua đó, phát huy vai trò của nông dân trong xây dựng và phát triển văn hóa nông thôn, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

Về khoa học kỹ thuật, HLV Nghệ An đã và đang hướng dẫn người dân làm đúng phương pháp, tiếp cận khoa học mới; trồng trọt, chăn nuôi theo hướng an toàn, nâng cao thu nhập trên cùng một đơn vị diện tích.

Ngoài ra, Hội cũng tích cực trong công tác liên kết giữa Nhà nước - nhà khoa học - nhà nông - nhà doanh nghiệp bền vững ở tất cả các khâu sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản; tăng cường liên kết giữa nhà nước - tổ chức nghiên cứu - doanh nghiệp - tổ chức chuyển giao và nông dân để đẩy mạnh chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất.

“Thời gian qua, các đơn vị liên quan, thường thông qua kênh của chúng tôi, để tìm hiểu ủng hộ, cùng giúp người dân xây dựng các mô hình, các chính sách ngày càng nhiều hơn, càng trở nên có hiệu quả hơn. HLV Nghệ An trở thành kênh tin cậy và giải quyết được nhiều hơn các chủ trương, chính sách, mô hình kinh tế, đưa Nghị quyết sớm đi vào cuộc sống”, ông Thắng nói.

Phát triển nông nghiệp có trách nhiệm

Với vai trò, nhiệm vụ của mình, Chi nhánh phía Nam - HLV Việt Nam đã chủ động tuyên truyền, phổ phiến rộng rãi Nghị quyết liên tịch số 06 để các Hội thành viên, các hội viên tổ chức, hội viên cá nhân ở phía Nam biết rõ về mục đích, tầm quan trọng và ý nghĩa của Nghị quyết, từ đó có sự phối hợp, hỗ trợ để thực hiện có hiệu quả các nội dung Nghị quyết đề ra.

Để hướng đến nền nông nghiệp xanh có trách nhiệm, Phó trưởng Chi nhánh phía Nam - HLV Việt Nam Nguyễn Văn Mười cho biết, ngày 25/10/2023, Chi nhánh đã ký kết Ghi nhớ hợp tác với Công ty cổ phần Việt Nam Food (VNF) về thúc đẩy sản xuất nông nghiệp tuần hoàn từ phụ phẩm tôm - Hướng đến phát triển nền nông nghiệp an toàn, bền vững và bảo vệ môi trường. VNF là đơn vị chuyên xử lý sản phẩm phụ phẩm từ tôm, gồm đầu và vỏ tôm, từ đó tạo ra các giá trị gia tăng phục vụ nhiều ngành công - nông nghiệp khác nhau; đồng thời góp phần giảm thiểu gánh nặng môi trường. Hiện, VNF là đơn vị tiên phong trong mảng xử lý sản phẩm phụ phẩm từ tôm tại Việt Nam, thông qua giải pháp xử lý toàn diện và thân thiện với môi trường.

HLV Chi nhánh phía Nam tham quan trang trại ổi tại Đồng Tháp.

Ngoài ra, Chi nhánh phía Nam cũng đang xây dựng kế hoạch để trình lãnh đạo Hội về việc tổ chức Hội thi “Vườn đẹp kiểu mẫu” tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và các khu vực khác ở phía Nam.

Hy vọng, Hội thi “Vườn đẹp kiểu mẫu” sẽ góp phần nâng cao nhận thức cho các nhà vườn về phát triển diện tích xanh, bảo vệ cảnh quan môi trường giữ gìn vệ sinh môi trường trong sản xuất nông nghiệp; đồng thời tạo phong trào để động viên các nhà vườn thi đua làm kinh tế nông nghiệp giỏi thông qua các loại hình kinh tế vườn kết hợp du lịch sinh thái. Tạo động lực trong xây dựng các mô hình vườn cây ăn trái, vườn hoa kiểng, VAC tổng hợp, các khu phục vụ du lịch có hiệu quả kinh tế và phục vụ du khách tốt hơn, góp phần tác động tích cực vào các nhà vườn trong việc đầu tư, tôn tạo, chỉnh trang vườn, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất. Hội thi dự kiến triển khai từ đầu năm 2024.

Nhằm nâng cao trình độ cho hội viên trong địa bàn, ông Mười cho biết, thời gian tới, Chi nhánh phía Nam sẽ tiếp tục làm việc với HLV các tỉnh/thành phía Nam, Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh/thành phía Nam để phối hợp tổ chức các hội thảo, diễn đàn, tập huấn, nhằm thúc đẩy ứng dụng, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới; hợp tác, liên kết, phát triển chuỗi giá trị; xây dựng các mô hình làm vườn và VAC (vườn, ao, chuồng) tiên tiến, có năng suất, chất lượng, hiệu quả cao, đảm bảo an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, góp phần phát triển nghề làm vườn, cũng như phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới theo hướng nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại và nông dân văn minh, theo tinh thần của Nghị quyết đề ra.

Thanh Xuân
Ý kiến bạn đọc
  • Hướng dẫn sử dụng phân bón đúng: Tăng thu nhập và giảm phát thải khí nhà kính

    Hướng dẫn sử dụng phân bón đúng: Tăng thu nhập và giảm phát thải khí nhà kính

    Sử dụng phân bón chưa hợp lý và chưa hiệu quả đang là vấn đề lớn trong sản xuất nông nghiệp, dẫn đến thu nhập hạn chế và hiệu suất sử dụng chất dinh dưỡng thấp. Vậy làm thế nào để sử dụng phân bón đúng nhưng vẫn đảm bảo được năng suất, không làm ảnh hưởng đến lợi ích của người nông dân?

  • Nông dân Kon Tum trồng hoa hồng Bulgaria

    Nông dân Kon Tum trồng hoa hồng Bulgaria

    UBND xã Tê Xăng (huyện Tu Mơ Rông) vừa phối hợp với người dân làng tái định cư Tu Thó tổ chức trồng 4.000 cây hoa hồng Bulgaria trên diện tích 5.000m2.

  • Đồng Tháp trang bị 1.580 trạm bơm phục vụ sản xuất lúa hè thu

    Đồng Tháp trang bị 1.580 trạm bơm phục vụ sản xuất lúa hè thu

    Theo Sở NN-PTNT Đồng Tháp, tỉnh đã đưa cơ giới hóa vào tưới tiêu cho lúa với gần 1.580 trạm bơm điện, trạm bơm dầu và 8.481 hệ thống bơm tưới nhằm đáp ứng tốt nhất cho vụ hè thu trước diễn biến phức tạp của thời tiết, nhất là nắng nóng kéo dài như hiện nay.

Top