Nông nghiệp tiếp tục một năm thắng lớn khi xuất khẩu đạt hơn 53 tỷ USD. Đặc biệt, nhiều sản phẩm của ngành đều xác lập kỷ lục, có 11 nhóm mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD. Tư duy chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp có nhiều bước chuyển tạo đà cho một năm mới 2023 đầy triển vọng.
Hội có quy mô ngày càng lớn, thu hút đông đảo hội viên tham gia nên cần phải có tiếng nói của mình, do vậy, Tạp chí Người Làm vườn (nay là Tạp chí Kinh tế nông thôn) chính thức ra đời và xuất bản ấn phẩm đầu tiên vào tháng 3/1988. Từ đây, diễn đàn của người làm kinh tế VAC cũng từng bước lớn mạnh, cùng bạn đọc xóa nghèo, làm giàu.
Hành trình không mệt mỏi
Gặp ông, Tổng biên tập đầu tiên của Tạp chí Người Làm vườn (nay là Tạp chí Kinh tế nông thôn) GS.TS. Nguyễn Ngọc Kính (Tổng biên tập Tạp chí Người làm vườn từ tháng 9 năm 1987 đến tháng 1 năm 1997) vào chiều mùa đông Hà Nội nắng hanh vàng nhưng buốt giá, tôi được nghe ông kể trôi chảy về quá trình phát triển của Tạp chí với một trí nhớ đáng nể khi đã ở tuổi 84.
Ông phân tích, tờ báo của Hội Làm vườn Việt Nam có thể được chia ra thành 2 giai đoạn: Đầu tiên, khi Tạp chí Người Làm vườn số đầu tiên ra mắt tháng 3/1988. Cán bộ toà soạn là các đồng chí phụ trách kiêm nhiệm hoặc đã nghỉ chế độ sau khi hoàn thành nhiệm vụ được giao. Cơ sở vật chất hầu như không có gì. Tuy vậy, thời kỳ này, Tạp chí Người Làm vườn đã làm tốt việc hướng dẫn phát triển kinh tế vườn (VAC) gia đình, nhất là VAC dinh dưỡng, góp phần quan trọng trong việc cải thiện bữa ăn, giảm suy dinh dưỡng cho trẻ em và bà mẹ.
Giai đoạn 2, từ tháng 3/1997 chuyển thành Báo Người Làm vườn, xuất bản hai tuần một kỳ. Tháng 4/1998 đổi tên thành Báo Kinh tế VAC, 10 ngày xuất bản 1 kỳ (27x43cm). Từ tháng 4/1999, xuất bản mỗi tuần 1 kỳ.
Tên Kinh tế nông thôn ra mắt bạn đọc từ tháng 11/2002. Tháng 9/2006, Trang tin điện tử Kinh tế nông thôn chính thức lên mạng với địa chỉ: http:kinhtenongthon.com.vn; tháng 6/2017, Báo điện tử Kinh tế nông thôn chính thức được cấp phép với địa chỉ: http://kinhtenongthon.vn
Tổng biên tập đầu tiên Nguyễn Ngọc Kính chúc mừng Tạp chí 35 tuổi! Mong Tạp chí tiếp tục vững bước và đồng hành cùng bà con nông dân vì sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp và giúp bạn đọc làm giàu.
Thực hiện Quyết định số 362/QĐ-TTg ngày 03/04/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025, từ tháng 4/2020, Báo Kinh tế nông thôn chuyển đổi thành Tạp chí Kinh tế nông thôn (in và điện tử).
Theo Tổng biên tập đầu tiên Nguyễn Ngọc Kính, ở giai đoạn 2, đối tượng phục vụ đã rất rộng bởi sự đa dạng của ngành, nghề trong lĩnh vực kinh tế nông thôn như: Về nông nghiệp có cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp, cây ăn quả; về thủy sản, không chỉ dừng lại ở nuôi trồng trong ao mà đã mở rộng ra sông, hồ, biển với nuôi trồng đa dạng các loài thủy sản; về lâm nghiệp có cây trồng lấy gỗ xuất khẩu. Trong mỗi ngành sản xuất lại có kỹ thuật canh tác, nuôi trồng riêng; công nghiệp chế biến sản phẩm; phổ biến kiến thức về tổ chức sản xuất kinh doanh của cá thể, trang trại, hợp tác xã…
Thời kỳ đầu của Tạp chí, kinh tế vườn chưa được coi trọng, hiệu quả sản xuất chưa cao. Vì vậy, Tạp chí tập trung chủ yếu vào việc phổ biến tiến bộ kỹ thuật về giống cây trồng, vật nuôi, biện pháp canh tác (làm đất, phân bón, phòng trừ sâu bệnh…).
Thời kỳ sau, kinh tế vườn đã được xác định là một bộ phận quan trọng trong kinh tế nông thôn. Đối tượng phục vụ của đối tượng kinh tế nông thôn rất rộng, Tạp chí cũng có nhiệm vụ lớn hơn là tuyên truyền, phổ biến các điển hình sản xuất giỏi, mô hình sản xuất tiên tiến, hiệu quả trong các lĩnh vực liên quan nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, giúp kinh tế nông thôn phát triển bền vững và làm giàu cho nông dân.
Tạp chí đã trở thành cẩm nang kinh tế - kỹ thuật cho hội viên của Hội và có tác động rất lớn đối với cải tạo vườn tạp, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao hiệu quả kinh tế vườn, kinh tế nông thôn.
Những điểm mạnh của Tạp chí Kinh tế nông thôn đã được phát huy mạnh trong bối cảnh nền kinh tế nông nghiệp hướng ra “biển lớn”. Đó là sự đa dạng các nội dung của từng số Tạp chí như mục Văn hóa - Xã hội, Bạn đọc và Pháp luật… đây là những chuyên mục góp phần nâng cao dân trí; chuyên mục Nghiên cứu - Thực tiễn, Kinh tế và Phát triển, Thị trường… góp phần nâng cao kiến thức chuyên ngành, định hướng sản xuất theo thị trường...; Vacvina - Khởi nghiệp từ kinh tế VAC, Địa chỉ xanh, Khuyến nông, … giúp bạn đọc học hỏi những điển hình sản xuất giỏi, tổ chức sản xuất hợp lý để nâng cao hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp.
Ngoài ra, Ban biên tập đã bám sát thực tế, cập nhật rất kịp thời các vấn đề thời sự với các nội dung về kinh tế nông thôn, sản xuất nông nghiệp trong nước và quốc tế; cập nhật về Luật Đất đai, Luật HTX, bất động sản…
Ngày nay, Ban biên tập cùng với đội ngũ phóng viên, cộng tác viên Tạp chí đã có tính chuyên nghiệp, tinh thần trách nhiệm cao. Quan trọng là Tổng biên tập Nguyễn Anh Tuấn là người có đầu óc tổ chức, có trách nhiệm, có nhiều kinh nghiệm hoạt động nghề nghiệp và uy tín, cộng với đội ngũ nhân viên có nhiệt huyết nên các bài báo đăng trên Tạp chí đều có chất lượng tốt, được bạn đọc đánh giá cao.
Với quá trình phát triển không ngừng trong 35 năm qua, Tạp chí Kinh tế nông thôn đã được Hội Làm vườn Việt Nam đánh giá là đơn vị thi đua xuất sắc. Nhiều năm liền được Hội tặng Cờ thi đua xuất sắc, Bằng khen về thành tích xuất sắc trong xây dựng tổ chức Hội và phát triển phong trào VAC.
Năm 2006, Thủ tướng Chính phủ tặng Tạp chí và cá nhân đồng chí Tổng biên tập Bằng khen vì đã có thành tích trong công tác, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.
Ngày 12/5/2008, Chủ tịch nước tặng Báo Kinh tế nông thôn và đồng chí Tổng biên tập Huân chương Lao động hạng Ba.
Ngoài ra, Tạp chí Kinh tế nông thôn còn nhận được nhiều Bằng khen của Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và PTNT, Liệp hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Bộ Văn hoá - Thông tin (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông), Bộ Giáo dục và Đào tạo, UBND nhiều tỉnh, thành phố…
Ông Nguyễn Ngọc Kính đề nghị, trên cương vị là bạn đọc, Tạp chí nên theo dõi sức lan tỏa của những điển hình về các giải pháp kỹ thuật và các mô hình sản xuất tiên tiến trong sản xuất, thuận lợi và khó khăn… để có giải pháp thích hợp nhằm nâng cao hiêu quả việc tuyên truyền của Tạp chí.
Tự tin “Cùng bạn đọc làm giàu”
Khoảng 5-10 năm gần đây, phát triển VAC theo hướng chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, ứng dụng công nghệ cao. Trọng tâm là sản xuất ra nông sản sạch. Nhất là phong trào làm VAC theo hướng năng suất cao, chất lượng tốt, sạch, phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu.
Trước đây, thiếu lương thực, ta tập trung sản xuất lúa, hiện lúa, gạo xuất khẩu tốt. Giờ đây, Đảng, Nhà nước quan tâm phát triển VAC, kết quả năm 2022, giá trị xuất khẩu trái cây đạt khoảng 3,4 tỷ USD, trong kết quả đó có sự đóng góp rất nhiều của hội viên Hội Làm vườn.
Qua hơn 35 năm hoạt động, là tờ báo của tổ chức hội xã hội nghề nghiệp, không được hưởng ngân sách Nhà nước nên tập thể cán bộ, phóng viên, nhân viên của Kinh tế nông thôn không ngừng nỗ lực trong hoạt động. Nhờ vậy, Tạp chí không những tự cân đối được thu - chi mà còn đóng góp ngân sách cho Nhà nước.
Có thể khẳng định, trong những năm qua, Kinh tế nông thôn đã có bước tiến quan trọng trong sự nghiệp đổi mới và phát triển báo chí của đất nước.
Như một thanh niên trẻ khỏe, đầy nhiệt huyết và khát khao, 35 tuổi, Kinh tế nông thôn tự tin sẽ làm tốt nhiệm vụ của mình, Cùng bạn đọc làm giàu. Nhân dịp này, tập thể những người Kinh tế nông thôn xin trân trọng, cảm ơn sự quan tâm, chia sẻ, động viên và nguyện sẽ nỗ lực hơn nữa nhằm không ngừng nâng cao chất lượng thông tin theo tiêu chí chuyên sâu, chính xác và đúng định hướng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của độc giả.
Kinh tế nông thôn mong luôn nhận được sự ủng hộ của các đồng chí lãnh đạo Hội Làm vườn Việt Nam, các bộ, ban, ngành và đoàn thể ở Trung ương và địa phương, các doanh nghiệp, ngân hàng, sự sẻ chia của bạn đọc, bà con nông dân, chủ trang trại, doanh nghiệp – doanh nhân trong hành trình khơi dậy khát vọng hùng cường của dân tộc, thực hiện mục tiêu trở thành nước xã hội chủ nghĩa phát triển có thu nhập cao vào năm 2045 và xây dựng thành công nền nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân thông minh mà Hội nghị lần thứ 5, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã thông qua.
Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) về phát triển vùng trồng dược liệu quý theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo cho bà con người DTTS.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.