Ở thời điểm này trái thanh long vỏ vàng – ruột trắng, tay xanh được các doanh nghiệp thu mua đưa đi xuất khẩu với giá hơn 100.000 đồng/kg. Riêng trái thanh long vỏ vàng có gai còn gọi là thanh long Tổ Yến giá đến trên 400.000 đồng/kg.
Cung không đủ cầu
Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng và nâng cao sức cạnh tranh phục vụ xuất khẩu, hiện nay nông dân tỉnh Tiền Giang chuyển từ trồng cây thanh long vỏ đỏ - ruột đỏ, vỏ đỏ - ruột trắng sang vỏ vàng - ruột trắng có giá trị rất cao. Mô hình này đang được nhân rộng.
Thanh long vỏ vàng ruột trắng của HTX thanh long Thiên Phúc, huyện Chợ Gạo, Tiền Giang.
Ở thời điểm này trái thanh long vỏ vàng – ruột trắng, tay xanh được các doanh nghiệp thu mua đưa đi xuất khẩu với giá hơn 100.000 đồng/kg, giá cao hơn thanh long vỏ đỏ - ruột trắng hay vỏ đỏ - ruột đỏ mà người dân trồng từ trước đền nay từ 5-7 lần.
Riêng trái thanh long vỏ vàng có gai còn gọi là thanh long Tổ Yến giá đến trên 400.000 đồng/kg. So với các loại cây thanh long khác thì thanh long vỏ vàng đòi hỏi kỹ thuật cao hơn nhưng đầu ra rất hút hàng và chất lượng rất ngon, nhất là xuất khẩu sang các thị trường khó tính.
Do giống mới được du nhập từ nước ngoài và khan hiếm nên diện tích cây thanh long vỏ vàng ở tỉnh Tiền Giang chỉ có hơn 100 ha. Đặc biệt tại xã Thạnh Tân, huyện Tân Phước- vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Tiền Giang, công ty Nông sản Cát Tường đã trồng được gần 100 ha cây thanh long vỏ vàng ruột trắng thay cho các loại giống thanh long trước đây và cho hiệu quả cao hơn.
Ông Đoàn Văn Sang, Giám đốc công ty Nông sản Cát Tường chia sẻ: "Thanh long vỏ vàng chất lượng ngon hơn, thị trường rất ưa chuộng và bảo quản tốt hơn. Về quy trình chăm sóc thì hơi khó tính, nếu xịt phân, thuốc nhiều sẽ hỏng, nhưng nhờ bản chất hoang dã nên giảm được chi phí. Đầu ra thanh long vỏ vàng này rất ổn định, giá cao, ngay cả trong nước thị trường cũng không đủ bán. Do là giống mới nên ít người trồng, sản lượng không đủ thị trường".
Mhà vườn nhân rộng
Tiền Giang hiện có gần 10.000 ha cây thanh long, chủ yếu 2 giống vỏ đỏ ruột trắng hay ruột đỏ. 2 năm nay, trái thanh long gặp cảnh bấp bênh, rớt giá do xuất khẩu chậm.
Gần đây, nhà vườn địa phương còn sưu tầm, nhân rộng được gần 100 ha thanh long vỏ vàng ruột trắng. Đây là loại thanh long giống mới có năng suất, chất lượng cao và giá tăng hơn các loại thanh long ruột trắng, ruột đỏ 3-4 lần. Giống thanh long này đang được nhân rộng mạnh tại địa bàn huyện Chợ Gạo, góp phần làm đa dạng hóa cây thanh long tại địa phương.
"Giống thanh long vỏ vàng này có ưu điểm là khi chín có thể neo trên cây đến 1 tháng, càng neo độ ngọt càng cao. Thứ hai là ít bệnh, năng suất cao hơn các giống thanh long khác. Hiện nay, tại HTX Thiên Phúc có khoảng 10ha. 2 năm nay, các giống khác rớt giá nhưng giống thanh long vỏ vàng này vẫn bán ra hơn 25.000 đồng/kg”, ông Nguyễn Hồng Phúc, thành viên Hợp tác xã Thanh Long Thiên Phúc tại xã Tân Bình Thạnh, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang chia sẻ.
Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) về phát triển vùng trồng dược liệu quý theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo cho bà con người DTTS.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.