Nhằm bổ sung giống mới vào cơ cấu cây trồng địa phương, năm 2018, Trạm Khuyến nông Lục Ngạn (Bắc Giang) triển khai mô hình sản xuất cam chín sớm CS1 tại hai xã Tân Mộc và Kiên Lao với quy mô 4,5ha.
Trạm Khuyến nông lựa chọn 18 hộ đảm bảo các điều kiện sản xuất như diện tích, nguồn nước tưới, vốn đối ứng… để tham gia mô hình. Mỗi hộ trồng từ 100 cây cam trở lên; được hỗ trợ 70 % giá giống, 1,8kg phân bón vi sinh Sông Gianh/cây; được hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc.
Sau hơn 5 tháng trồng, cây sinh trưởng, phát triển tốt, đã ra 2 đợt lộc, tỷ lệ sống đạt trên 95%.
Cam CS1 có lòng vàng, quả tròn đều, vỏ mỏng, tỷ lệ hạt trong quả ít, vị ngọt mát. Giống cam này có nguồn gốc từ giống cam Xã Đoài, do Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển cây có múi tuyển chọn trong nhiều năm. Giống cam chín sớm CS1 không kén đất, thích nghi tốt với điều kiện đất có tầng canh tác dày; cây sinh trưởng, phát triển nhanh, sức kháng bệnh tốt, năng suất cao. Đây là giống cam chín sớm hơn các giống cam khác gần 1 tháng và cho thu hoạch sau 3 năm trồng.
Việc phát triển các loại cây ăn quả ở Lục Ngạn, trong đó có giống cam chín sớm CS1, là hướng đi phù hợp, góp phần làm phong phú chủng loại sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của thị trường và mang lại hiệu quả kinh tế, đặc biệt là giúp rải vụ thu hoạch.
Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) về phát triển vùng trồng dược liệu quý theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo cho bà con người DTTS.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.