Tuấn Đạo là xã miền núi nằm ở phía Tây Nam huyện Sơn Động (Bắc Giang), có tổng diện tích đất tự nhiên 7.122ha, trong đó đất lâm nghiệp là 5.449,62ha, đất rừng trồng 1.191ha và hơn 200ha cây ăn quả (chủ yếu là nhãn và vải thiều). Đây là điều kiện thuận lợi và là lợi thế để phát triển nghề nuôi ong lấy mật nhằm tạo công ăn việc làm và đem lại nguồn thu đáng kể cho các hộ gia đình trong xã thoát nghèo và vươn lên làm giàu bền vững.
Nghề nuôi ong ở xã Tuấn Đạo đã có từ lâu, nhưng mang tính tự phát, nhỏ lẻ, sản phẩm phục vụ gia đình là chính. Những năm gần đây, nghề nuôi ong mang lại thu nhập cao và góp phần không nhỏ vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế tại địa phương. Số người nuôi ong trong xã ngày càng tăng với hơn 4.000 đàn, hàng năm cho thu khoảng 81.000 lít mật và hiện là địa phương có số lượng đàn ong lớn nhất huyện Sơn Động.
Sản phẩm mật ong của Tuấn Đạo làm ra đến đâu bán hết đến đấy vì là mật ong nguyên chất, đảm bảo chất lượng (hàm lượng nước trong mật thấp), được nhiều khách hàng tin dùng, bán chủ yếu cho các tỉnh, thành như Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Nội, Bắc Ninh…
Ngoài lợi ích về kinh tế, tạo việc làm cho người lao động trong thời gian nhàn rỗi, mô hình nuôi ong lấy mật ở xã Tuấn Đạo còn góp phần bảo vệ môi trường sinh thái. Bên cạnh đó, việc nuôi ong còn giúp cho các loại cây trồng tăng năng suất, vì vậy nhiều hộ ở đây đã biết kết hợp nuôi ong với trồng trọt, góp phần tăng thu nhập cho gia đình.
Giáp Hữu Văn
Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) về phát triển vùng trồng dược liệu quý theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo cho bà con người DTTS.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.