Từ nhiều năm qua, tỉnh Bạc Liêu xác định: Tập trung xây dựng NTM phải gắn với Tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững với nhiều biện pháp đồng bộ; luôn đặt người nông dân vào vị trí trung tâm và vai trò chủ thể.
Tái cơ cấu nông nghiệp là tổ chức lại sản xuất có hiệu quả hơn, đưa thu nhập của người làm nông nghiệp cao hơn, thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn và thành thị . Tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng NTM là 2 vấn đề gắn kết chặt chẽ trong việc phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Sau hơn 10 năm thực hiện chương trình XDNTM, Bạc Liêu đã từng bước xây dựng nền nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại.
Đến nay, Bạc Liêu đã có 49/49 xã đạt chuẩn NTM; 7/7 đơn vị cấp huyện cơ bản đạt chuẩn hoặc hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM; có 15 xã cơ bản đạt chuẩn NTM nâng cao. Tổng nguồn vốn đầu tư cho chương trình này là 12.000 tỉ đồng; kết quả thực hiện các bộ tiêu chí của Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM tại Bạc Liêu đều đạt và vượt chỉ tiêu. Đáng chú ý, tỉ lệ giảm nghèo đạt rất cao: nếu như năm 2010, Bạc Liêu có tỉ lệ hộ nghèo chiếm trên 20% thì dự kiến đến cuối năm 2020 còn khoảng 0,5%. Các lĩnh vực văn hóa , y tế , giáo dục … ngày càng có nhiều chuyển biến tích cực.
Là 1 trong 5 trụ cột quan trọng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, ngành nông nghiệp tiếp tục tập trung thực hiện có hiệu quả Đề án tái cơ cấu theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Với trọng tâm là ứng dụng công nghệ cao, nâng cao hiệu quả sản xuất. Năm 2020, diện tích canh tác lúa đạt 100.141 ha, diện tích gieo trồng 190.125 ha, tổng sản lượng lúa ước đạt 1.150.000 tấn. Tăng cường khả năng cạnh tranh trên từng sản phẩm, nhất là phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, kết hợp chăn nuôi theo hướng trang trại, hiệu quả, vùng sản xuất giống lúa, vùng rau an toàn, chất lương cao, đảm bảo ổn định trồng trọt và chăn nuôi. Phấn đấu tăng trưởng ngành nông nghiệp đạt 4,5% trở lên.
Đặc biệt, với lợi thế có đường bờ biển dài, thuận lợi cho phát triển nghề nuôi trồng thủy sản xuất khẩu (tôm sú, thẻ chân trắng), tạo nguồn lực dồi dào cho địa phương. Đến cuối năm 2020, toàn tỉnh có diện tích canh tác thủy sản 136.650 ha, tổng sản lượng nuôi trồng và khai thác ước đạt 400.000 tấn, trong đó riêng tôm đạt 200 ngàn tấn. Với chủ trương hình thành các chuỗi liên kết trong sản xuất, bao tiêu sản phẩm, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong nuôi trồng thủy sản gắn với chú trọng và xây dựng thương hiệu “Tôm Bạc Liêu” cũng đã đem lại nhiều hiệu quả rất tích cực. Trong đó, nhiều mô hình sản xuất hiệu quả được áp dụng như: Nuôi tôm siêu thâm canh trong nhà kính, nuôi thâm canh tôm sú và tôm thẻ chân trắng bền vững theo hướng VietGAP và “Ứng dụng khoa học và công nghệ phát triển bền vững mô hình tôm - lúa ở ĐBSCL”,...
Bạc Liêu đã triển khai xây dựng Đề án “Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm Bạc Liêu”, đưa Bạc Liêu trở thành trung tâm ngành công nghiệp tôm cả nước. Đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 694/QĐ-TTg ngày 24/5/2017 về việc thành lập và ban hành Quy chế hoạt động của Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (Khu NNƯDCNC) phát triển tôm Bạc Liêu, tại xã Hiệp Thành, thành phố Bạc Liêu, với quy mô 418,91 ha. Đây là nền tảng rất thuận lợi để đầu tư xây dựng Khu NNƯDCNC phát triển tôm Bạc Liêu, nhằm thực hiện các hoạt động ứng dụng thành tựu nghiên cứu và phát triển công nghệ cao vào ngành tôm sản xuất giống, nghiên cứu quy trình nuôi, nghiên cứu chế biến thức ăn, các ngành công nghiệp phụ trợ, sản xuất chế phẩm sinh học, bảo quản chế biến, đào tạo, tiếp nhận chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật phục vụ phát triển ngành tôm của tỉnh, vùng bán đảo Cà Mau, vùng ĐBSCL và cả nước.
Đến năm 2025, Bạc Liêu phấn đấu là tỉnh khá của khu vực và của cả nước; có mức GRDP/người thuộc nhóm cao của vùng; quy mô kinh tế đến năm 2025 tăng từ 2 - 2,5 lần so với năm 2020; đạt chuẩn tỉnh NTM, trong đó có 15/49 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu... Tiếp tục tập trung thu hút đầu tư vào 5 lĩnh vực trụ cột chính: phát triển nông nghiệp mà trọng tâm là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nâng cao hiệu quả sản xuất tôm, lúa gạo; phát triển công nghiệp, trọng tâm là năng lượng tái tạo (gồm điện gió, điện mặt trời) và điện khí; phát triển du lịch; thương mại dịch vụ - giáo dục - y tế.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.