Bến Tre là tỉnh ven biển, chịu ảnh hưởng của tình trạng xâm nhập mặn đến nguồn nước ngọt phục vụ đời sống và sản xuất nông nghiệp. Thiếu nguồn nước tưới để cung cấp cho cây trồng trong mùa hạn mặn kéo dài là nỗi lo thường nhật của nhà vườn.
Nông dân đang áp dụng các phương pháp tưới truyền thống song nhược điểm là gây lãng phí nước, đóng váng, xói mòn đất, do tưới một lúc quá nhiều nước, nước ngấm không kịp tạo thành dòng chảy trên mặt, hoặc là đất ngấm quá nhiều, đưa nước và chất hữu cơ xuống sâu khỏi tầng rễ cây, gây lãng phí.
Để khắc phục hạn chế trên, giải pháp tưới tiết kiệm - tưới vừa đúng với nhu cầu nước của cây trồng, không có lượng nước thừa cũng như tổn thất trong quá trình tưới là cần thiết. Nhờ kết cấu đơn giản và vận hành tiện lợi nên tưới tiết kiệm nước có thể tăng được số lần tưới và giảm khối lượng nước tưới mỗi lần. Tuy nhiên, hình thức tưới tiết kiệm hiện nay vẫn còn hạn chế bởi thiếu công nghệ điều tiết dinh dưỡng hay gọi là thiết bị tưới phân tự động.
Tại Bến Tre, mô hình “Tưới tiết kiệm nước tích hợp thiết bị tưới phân tự động” đang được triển khai, phù hợp đối với nông hộ sản xuất có quy mô nhỏ, vừa tiết kiệm nước lại đảm bảo cho cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt.
Ưu điểm của hệ thống tưới tiết kiệm tích hợp thiết bị tưới phân tự động: Đảm bảo tính hiệu quả của lượng nước tưới; tích hợp thiết bị điều tiết dinh dưỡng để tưới cho cây trồng (tưới phân tự động); Tối ưu hóa chi phí, giảm chi phí nhân công so với tưới và bón phân thủ công, giảm được sự lãng phí phân bón, không bị rửa trôi do tưới xả tràn sau khi bón phân; lắp đặt, vận hành và bảo trì đơn giản, với chi phí và giá thành lắp đặt khá thấp, áp dụng phù hợp đối với những nông hộ sản xuất có quy mô nhỏ.
Hệ thống tưới tiết kiệm nước tích hợp thiết bị tưới phân tự động gồm có máy bơm, các thiết bị xử lý và điều khiển, đường ống áp lực, bộ hút phân tự động.
Tuy mô hình đơn giản, dễ lắp ráp, dễ vận hành, giá thành khá thấp, nhưng hiệu quả lại khá cao, có khả năng áp dụng cho tất cả những vườn bưởi da xanh nói riêng và cây ăn trái nói chung; giúp tăng năng suất cây trồng trung bình 10 - 20%, đồng thời giảm 20 - 50% công lao động. Công nghệ này cũng tiết kiệm 20 - 40% lượng nước so tới phương thức tưới truyền thống và hạn chế nguy cơ gây ô nhiễm nhờ giảm 30% lượng phân bón trong canh tác. Tăng hiệu quả sử dụng nước cho cây trồng do lượng nước được bổ sung vào vùng rễ tích cực. Tăng hiệu quả sử dụng phân bón khi ứng dụng giải pháp tưới tích hợp. Cây sinh trưởng, phát triển bình thường trong điều kiện hạn, mặn; trong mùa mưa, việc vận hành hệ thống tưới chủ yếu phục vụ cho bón phân.
Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) về phát triển vùng trồng dược liệu quý theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo cho bà con người DTTS.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.