Nhằm giúp nông dân trồng hoa theo phương thức mới, nâng cao thu nhập, năm 2019, Trung tâm Khuyến nông và PTNT công nghệ cao Bắc Ninh triển khai xây dựng mô hình sản xuất hoa lily, tulip, đồng tiền trong chậu tại hộ bà Nguyễn Thị Út.
Nhằm giúp nông dân trồng hoa theo phương thức mới, nâng cao thu nhập, năm 2019, Trung tâm Khuyến nông và PTNT công nghệ cao Bắc Ninh triển khai xây dựng mô hình sản xuất hoa lily, tulip, đồng tiền trong chậu tại hộ bà Nguyễn Thị Út (thôn Bồng Lai, xã Bồng Lai, Quế Võ).
Mô hình có quy mô 6.400 chậu, trong đó hoa lily 2.400 chậu, tulip 1.000 chậu, đồng tiền 3.000 chậu. Tham gia mô hình, ngoài được hỗ trợ gần nửa chi phí giá cây và củ giống, hộ bà Út còn được tham gia lớp tập huấn về kỹ thuật trồng, chăm sóc hoa trồng trong chậu.
Giống hoa lily được chọn đưa vào xây dựng mô hình là Tarrango và Robina. Đây là hai giống được nhập từ Hà Lan. Cây sinh trưởng, phát triển tốt, tỷ lệ sống đạt trên 90%, chiều cao trung bình khoảng 110-120cm, mỗi cây hoa lily Tarrango cho 4-5 nụ hoa, giống Robina có số nụ hoa nhiều hơn, trung bình mỗi cây có 7-9 nụ.
Đối với hoa đồng tiền, cây bắt đầu cho hoa khi có khoảng 10 lá; còn tulip sau trồng 25-28 ngày sẽ ra hoa. Tuy nhiên, cây đồng tiền rất dễ bị nhiễm bệnh, nhất là bệnh thối gốc.
Chia sẻ với chúng tôi, bà Út cho biết: “Trước đây gia đình chủ yếu trồng lúa và rau. Khoảng 3 năm trước, tôi tham gia lớp tập huấn của Trung tâm Khuyến nông tỉnh (nay là Trung tâm Khuyến nông và Phát triển nông nghiệp công nghệ cao) về kỹ thuật trồng một số loại hoa cao cấp và được tham quan, học hỏi kinh nghiệm vùng sản xuất hoa ở Hà Nội, Vĩnh Phúc. Nhận thấy trồng hoa mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với trồng lúa và rau màu nên tôi đã bàn với gia đình mạnh dạn chuyển sang trồng hoa. Ban đầu, gia đình trồng các loại hoa cúc, thược dược, lily phục vụ Tết Nguyên đán, tuy nhiên, vì chưa có kinh nghiệm, hoa lily đã nở trước Tết, giá bán thấp nên hiệu quả kinh tế không cao”.
Nhờ tham gia mô hình trồng hoa trong chậu của Trung tâm Khuyến nông và Phát triển nông nghiệp công nghệ cao Bắc Ninh, gia đình bà Út đã thành công trong phương thức trồng hoa kiểu mới. Các loại hoa được trồng trong chậu từ nhỏ, vì vậy, dễ quản lý, chăm sóc; hoa bền, có thể chơi rất lâu. Đây cũng là ưu điểm mà nhiều khách hàng ưa chuộng. Dịp Tết Nguyên đán vừa qua, nhiều thương lái đã đến tận vườn của bà mua với giá 200.000 đồng/chậu 5 cây lily, 50.000 đồng/ chậu 5 cây tulip và 20.000 đồng/chậu 1 cây đồng tiền. Trừ chi phí, gia đình bà Út thu lãi trên 200 triệu đồng.
Theo bà Út, thành công của mô hình ngoài việc gia đình đúc rút từ kinh nghiệm thực tế trong mấy năm trồng hoa thì việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào trồng và chăm sóc hoa đảm bảo đúng quy trình, từ khâu xử lý giống, chọn đất trồng (giá thể) cho đến khâu tưới tiêu, làm mái che, sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, đặc biệt là biết kết hợp ánh sáng và nhiệt độ, để tạo điều kiện cho cây phát triển và ra hoa là rất quan trọng.
Ông Nguyễn Văn Mạnh, Phó giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Quế Võ, cho biết: “Bà Nguyễn Thị Út là người đầu tiên trong huyện mạnh dạn tiếp nhận phương thức trồng hoa trong chậu để phục vụ Tết Nguyên đán. Thành công của mô hình đã mở ra hướng sản xuất mới mang lại thu nhập cao cho người dân địa phương. Trong tương lai, mô hình hình này sẽ được nhân rộng và sẽ đáp ứng được phần nào nhu cầu của người dân địa phương”.
Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) về phát triển vùng trồng dược liệu quý theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo cho bà con người DTTS.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.