Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2024  
Thứ năm, ngày 15 tháng 4 năm 2021 | 16:5

Bí quyết thành công của Tổ hợp tác cam xoàn Phong Mỹ: Chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm

Mặc dù mới phát triển thời gian gần đây nhưng sản phẩm cam xoàn của Tổ hợp tác (THT) cam xoàn Phong Mỹ (xã Phong Mỹ, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp) được người tiêu dùng ưa chuộng.

Bí quyết mang đến sự thành công bước đầu của THT chính là sự quan tâm đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm.

t7.jpg
Cam xoàn của Tổ hợp tác cam xoàn Phong Mỹ được trồng theo quy trình VietGAP.

 

Cam xoàn bén rễ xứ phèn

Trong một lần đến thăm nhà người quen ở huyện Lai Vung (Đồng Tháp), anh Dương Văn Thành nhận thấy cam xoàn là loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, giúp nhiều nông dân ở đây vươn lên làm giàu. Dù nhận thấy tiềm năng phát triển kinh tế của cây cam xoàn nhưng anh Thành cũng khá thận trọng.

Anh Thành nhớ lại: “Thấy nông dân Lai Vung làm giàu nhờ cây cam xoàn, tôi cũng ham lắm. Tuy nhiên, tôi lo lắng hơn vì trước giờ khu vực xã Phong Mỹ là vùng chuyên canh canh lúa, đất vẫn còn phèn khá nhiều nên sợ cây cam xoàn không phù hợp để phát triển. Để thử nghiệm, tôi mua 2 nhánh cam xoàn về trồng. Sau gần 2 năm, tôi thu hoạch được 3 trái cam đầu tiên. Thay vì để gia đình thưởng thức, tôi mời nhiều nông dân trong xóm đến dùng và cảm nhận hương vị của trái cam xoàn được trồng tại quê hương Phong Mỹ. Sau khi thưởng thức, nhiều người nhận định chất lượng trái và độ ngọt của cam xoàn trồng tại Phong Mỹ không thua kém cam xoàn được canh tác tại huyện Lai Vung và những địa phương khác. Xuất phát từ những trải nghiệm thực tế đó, năm 2013, tôi cải tạo 1.000m2 vườn  trồng 100 gốc cam xoàn”.

Sau gần 2 năm sinh trưởng và phát triển tốt, cuối năm 2014, anh Thành thu hoạch vụ cam đầu tiên được gần 3 tấn trái với giá bán thời điểm đó khoảng 40.000 đồng/kg. Tổng doanh thu từ vườn cam trong vụ đầu tiên là 120 triệu đồng. Với nhiều nông dân trồng lúa tại địa phương, khoản thu nhập này là rất lớn và đáng mơ ước.

Từ thành công của anh Thành, nhiều nông dân trong vùng cũng mạnh dạn cải tạo vườn tạp và đất lúa kém hiệu quả chuyển sang trồng cam xoàn. Qua đó, kinh tế của nhiều gia đình bắt đầu cải thiện đáng kể.

Sản xuất cam xoàn VietGAP

Thời gian đầu chỉ có vài hộ chuyển đổi sang trồng cam xoàn. Gần đây, toàn xã Phong Mỹ có trên 20 hộ canh tác loại cây trồng này với quy mô trên 10ha. Hiện, diện tích cam xoàn tại địa phương không ngừng tăng lên. Không dừng lại ở việc canh tác nhỏ lẻ, manh mún, năm 2017, nhiều nông dân trồng cam xoàn tại đây liên kết thành lập THT cam xoàn Phong Mỹ để cùng nhau sản xuất cam xoàn theo hướng hữu cơ, liên kết tiêu thụ. Anh Dương Văn Thành, người đi đầu trong việc đưa cam xoàn về Phong Mỹ được bầu là Tổ trưởng Tổ hợp tác.

Hiện tại, THT cam xoàn Phong Mỹ có 17 thành viên, với trên 6,5ha cam xoàn đạt chứng nhận VietGAP. Sản phẩm của THT được tiêu thụ tại các cửa hàng thực phẩm sạch ở Hà Nội, Phiên Chợ Xanh tử tế ở TP.Hồ Chí Minh và một số cửa hàng bán trái cây sạch ở Đồng Tháp...

Chia sẻ về việc thay đổi tư duy canh tác của nhà vườn hiện nay, anh Dương Văn Thành cho biết: “Năm 2017, Phong Tân Hội quán của xã Phong Mỹ được thành lập. Từ lúc tham gia sinh hoạt tại Hội quán, nông dân được các chuyên gia chia sẻ  kiến thức về kỹ thuật canh tác và thị trường. Thấm thía từ những thông tin được truyền tải, nhà vườn quyết định thay đổi phương thức sản xuất, chuyển từ phụ thuộc vào phân, thuốc hóa học sang sử dụng nhiều hơn các chế phẩm sinh học và phân hữu cơ cho cây cam. Việc chuyển đổi tư duy canh tác này, người được lợi đầu tiên là nông dân trực tiếp sản xuất, vì không còn tiếp xúc nhiều với phân thuốc độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe, người thân trong gia đình cũng được thưởng thức trái cây sạch do chính bàn tay mình làm ra”.

Sau thời gian miệt mài thay đổi phương thức canh tác, cuối năm 2017, THT cam xoàn Phong Mỹ được cấp chứng nhận VietGAP. Đây được xem là “giấy thông hành” giúp cam xoàn Phong Mỹ chính thức bước chân vào thị trường tiêu dùng khó tính. Thông qua việc tham dự các chương trình xúc tiến do UBND tỉnh, Sở Công Thương Đồng Tháp tổ chức, cam xoàn của THT cam xoàn Phong Mỹ được thị trường nhiều nơi biết đến. Trung bình mỗi năm THT cung cấp cho thị trường trên 150 tấn cam xoàn đạt chuẩn.

Định hướng phát triển cây cam xoàn tại địa phương trong thời gian tới, ông Nguyễn Thành Long, Chủ tịch UBND xã Phong Mỹ, cho biết, để “đi đường dài” với cây cam xoàn, việc sản xuất theo hướng sạch, an toàn là giải pháp tất yếu. Khi nông sản được sản xuất theo quy trình được cấp giấy chứng nhận sẽ có thể mạnh dạn bước chân vào những “sân chơi” lớn hơn. Ngoài việc hỗ trợ cho THT cam xoàn Phong Mỹ chứng nhận VietGAP, địa phương cũng đang kết nối với các sở, ngành để hỗ trợ cấp mã số mã vạch, tem truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm cam xoàn THT.

Trong năm 2021, địa phương dự kiến sẽ hoàn thiện hồ sơ, thủ tục để sản phẩm cam xoàn của THT cam xoàn Phong Mỹ tham gia OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm). Hiện, đối với một số diện tích sản xuất lúa kém hiệu quả và vườn tạp, địa phương cũng định hướng nông dân chuyển đổi sang canh tác cây ăn trái theo hướng sạch, an toàn...

 

 

Mỹ Lý
Ý kiến bạn đọc
  • Thanh long vàng - hướng đi mới

    Thanh long vàng - hướng đi mới

    Hiện nay, một số farm tại Bình Thuận đang tìm hướng đi mới cho cây thanh long. Thanh long vàng có cơ chế tự vệ, lớp vỏ bóng dày, do đó, không bắt thuốc bảo vệ thực vật. Và kháng côn trùng tự nhiên nên thanh long vàng thích hợp sản xuất hữu cơ.

  • Phong Ðiền hỗ trợ nông dân phát huy hiệu quả vườn cây ăn trái

    Phong Ðiền hỗ trợ nông dân phát huy hiệu quả vườn cây ăn trái

    Phong Điền có diện tích vườn cây ăn trái lớn nhất trên địa bàn TP Cần Thơ. Những năm qua, diện tích trồng cây ăn trái của huyện liên lục tăng, hiệu quả sản xuất được nâng cao, tăng thu nhập cho nông dân.

  • Triển vọng hai giống lúa chất lượng HG12 và HN6

    Triển vọng hai giống lúa chất lượng HG12 và HN6

    HG12 và HN6 là hai giống lúa thuần đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận lưu hành, trình diễn qua 05 vụ sản xuất tại nhiều đồng ruộng khác nhau trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, mang lại kết quả đáng ghi nhận.

  • Trang trại VAC cho thu nhập 1,6 tỷ đồng/năm có gì đặc biệt?

    Trang trại VAC cho thu nhập 1,6 tỷ đồng/năm có gì đặc biệt?

    Với quyết tâm xóa đói giảm nghèo, thay đổi thói quen sản xuất, nâng cao thu nhập cho gia đình, ông Nguyễn Duy Vĩnh - hội viên Hội Cựu chiến binh xã Bãi Trành (Như Xuân, Thanh Hóa) đã mạnh dạn vay vốn đầu tư, xây dựng mô hình trang trại VAC, mang lại thu nhập 1,6 tỷ đồng mỗi năm.

  • Chàng kỹ sư điện nuôi gà độc lạ

    Chàng kỹ sư điện nuôi gà độc lạ

    Sau 4 năm thực hiện nuôi gà bằng thảo mộc, chàng trai Hà Minh Nguyện (SN 1993), phường Đông Sơn (thị xã Bỉm Sơn, Thanh Hóa) đã tạo ra nguồn thực phẩm sạch, có giá trị dinh dưỡng cao. Hiện, trứng gà thảo mộc của Nguyện đã có mặt trên thị trường trong và ngoài tỉnh.

  • Làng Thanh niên lập nghiệp nơi biên cương

    Làng Thanh niên lập nghiệp nơi biên cương

    Những chàng trai, cô gái đã đem sức trẻ chinh phục núi rừng để xây dựng quê hương thứ 2 ở Làng Thanh niên lập nghiệp (TNLN) A Lưới, khu vực biên giới tỉnh Thừa Thiên - Huế. Từng bước xây dựng Làng trở thành mô hình điểm về phát triển kinh tế hiệu quả do chính thanh niên làm chủ.

Top