Nhờ kết hợp nhiều cách làm, vườn mai 3.000m2 của ông Lê Thanh Lộc ở phường Long Thạnh Mỹ, quận 9, TP. Hồ Chí Minh luôn cho thu nhập ổn định.
Bí quyết
Chia sẻ về kinh nghiệm trồng mai ghép của mình, ông Lộc cho biết, trước đây ông chủ yếu trồng cây ăn quả và hoa vạn tho. Đến năm 2002, khi biết đến cây mai ghép, ông đã dành trọn hứng thú và đam mê của mình cho loại cây này.
Ông kể: “Đầu tiên, tôi đọc tài liệu từ sách báo viết về kỹ thuật trồng mai ghép, rồi tìm đến những hộ có kinh nghiệm trồng mai ở địa phương để học tập và thực hành. Sau đó, tôi bắt đầu làm, ban đầu vài chục cây, rồi tăng lên vài trăm cây, đến nay trung bình trong vườn luôn có khoảng 2.000 cây. Cứ tập tành dần thành quen và yêu nghề đến mức không thể bỏ được. Hơn 15 năm gắn bó với nghề, dường như “tính nết” các loài mai tôi đều có thể hiểu được. Mặc dù, mai là loại cây dễ trồng, nhưng để có được hình dáng đẹp, thân khỏe mạnh và cho hoa đúng dịp, đòi hỏi người chăm sóc phải có sự sâu sắc và bí quyết của mình”.
Theo ông Lộc, mai ghép dễ trồng, sau 2-3 năm trồng là cây có thể ra hoa. Nếu cây trồng lâu năm, gốc to mà chưa có hoa hay hoa ít, nhiều người thường phá bỏ để trồng cây mới. Song để khỏi lãng phí công sức và thời gian chăm sóc, nhà vườn nên cắt bỏ các cành cũ để cây ra cành mới, sau đó tỉa bỏ và sắp xếp các chồi non để cây ra tán mới và khoảng 7 - 8 tháng sau có thể lấy hom hay mắt của cây giống khác (tốt hơn) ghép vào. Tốt nhất là nên ghép vào mùa khô, cũng có thể ghép vào mùa mưa nhưng phải bảo vệ kỹ để nước không ngấm vào làm thối vết thương. Về bón phân, người trồng thường bón thúc cho cây hàng năm vào đầu mùa mưa (nhằm giúp cây sinh trưởng, phát triển cành lá tốt) và đầu mùa khô (giúp cây có sức ra hoa).
Theo kinh nghiệm của ông Lộc, cây mai tuy ít sâu bệnh nhưng loại ảnh hưởng nhất là sâu đục thân, khi phát hiện thấy phân sâu như mùn cưa xuất hiện trên thân, cành, phải tìm ngay lỗ đục của nó để chữa trị. Ngoài ra, muốn mai ra hoa đúng dịp Tết, từ mùng 10 tháng Chạp, người trồng nên quan sát nụ hoa và thời tiết, để có cách chăm sóc, nhặt lá sớm hay muộn, chứ không nhất thiết phải nhặt lá đúng rằm tháng Chạp.
Thu nhập cao
Nhờ biết kết hợp nhiều cách làm nên so với các vườn mai khác ở địa phương, vườn mai của ông Lộc luôn cho thu nhập ổn định. Ông cho biết, vào năm thời tiết không thuận lợi thì vườn mai của ông có thể thu được khoảng 150 triệu đồng, còn năm được giá thì đạt hơn nửa tỷ đồng. Bên cạnh đó, vào những dịp Tết, vườn mai nhà ông còn tạo công ăn việc làm thời vụ cho 4-6 lao động. Tiếp tục phát triển vườn mai, ông Lộc thuê thêm 2.700m2 đất gần nhà để nhân rộng mô hình và có thể tạo thêm việc làm cho nhiều lao động nông nghiệp ở địa phương.
“Tôi nghĩ, nếu có sự đam mê, kiên trì, thì sẽ có được thành công”, ông Lộc nhắn nhủ đến mọi người trong nghề có cùng sở thích chăm cây như ông.
Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) về phát triển vùng trồng dược liệu quý theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo cho bà con người DTTS.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.