Nhiều giống sắn đang sản xuất ở một số địa phương có biểu hiện nhiễm sâu, bệnh hại như: nhện đỏ, rệp sáp hồng, thối củ, chổi rồng, khảm lá do vi-rút,… dẫn đến năng suất, sản lượng và hàm lượng tinh bột ngày càng giảm.
Do đó, việc tuyển chọn giống sắn mới có triển vọng, phù hợp với điều kiện từng địa phương để thay thế một số giống có biểu hiện thoái hóa, kết hợp đầu tư thâm canh nhằm tăng hiệu quả sản xuất cho nông dân là điều cần thiết.
Xuất phát từ tình hình trên, Trung tâm Khuyến nông Bình Định đã tiến hành thực hiện mô hình khảo nghiệm bộ giống sắn mới như: HL-S10, HL-S12, HL-S13, HL-S14, HL-S11 (giống đối chứng 1) và KM419 (giống đối chứng 2) với tổng diện tích 0,5ha, có 6 hộ tại xã Vĩnh Hòa (huyện Vĩnh Thạnh) tham gia.
Kết quả theo dõi, đánh giá 06 giống sắn khảo nghiệm năm 2018, bước đầu xác định các chỉ tiêu và đặc điểm chính như sau:
Giống sắn HL-S 10: Thân thẳng, màu xám bạc, ngọn xanh, gân lá màu trắng xanh, không phân nhánh, góc lá nhỏ, chưa thấy xuất hiện sâu bệnh, khả năng chịu hạn rất tốt, củ đâm ngang, đuôi củ phình to, thịt củ màu trắng đục. Năng suất củ tươi 36,7 tấn/ha, cho thu hoạch 9 tháng sau trồng.
Giống sắn HL-S12: Thân hơi xiên và cong, màu xám bạc, ngọn xanh, gân lá màu hồng nhạt, có phân nhánh, góc lá rộng, lá xẻ thùy không sâu, chưa thấy xuất hiện sâu bệnh hại chính, khả năng chịu hạn tốt, vỏ ngoài của củ màu vàng nhạt, vỏ trong của củ màu trắng sữa, thịt củ màu trắng đục, có đuôi củ, năng suất củ tươi 38,4 tấn/ha, cho thu hoạch 9 - 10 tháng sau trồng.
Giống sắn HL-S13: Thân cong ở phần gốc, vàng nhạt, thân thẳng không phân nhánh, ngọn xanh, cuống lá màu xanh phớt đỏ hồng, ít nhiễm sâu bệnh, khả năng chịu hạn tốt, thịt củ màu trắng đục, năng suất củ tươi 33,3 tấn/ha, cho thu hoạch 9-11 tháng sau trồng.
Giống sắn HL-S 14: Thân thẳng, màu xám bạc, ngọn xanh, không phân nhánh, nhặt mắt, cuống lá màu xanh, lá xẻ thùy sâu, chưa thấy xuất hiện sâu bệnh hại chính, khả năng chịu hạn rất tốt, thịt củ màu trắng đục, năng suất củ tươi 24,5 tấn/ha, cho thu hoạch 9 - 10 tháng sau trồng.
Giống sắn HL-S 11: Thân thẳng, ngọn xanh, không phân nhánh, vỏ thân màu vàng sẫm. HL-S11 cũng có những hạn chế là thân cây khá cao, vỏ ngoài của củ màu nâu vàng, vỏ trong màu trắng sữa, màu thịt củ trắng ngà. Chưa thấy nhiễm sâu bệnh phổ biến như nhện đỏ, rệp sáp; chịu hạn. Có hàm lượng tinh bột 28-30%. Năng suất tinh bột trên 14 tấn/ha, năng suất củ tươi 36,7 tấn/ha, cho thu hoạch 10-11 tháng sau trồng.
Giống sắn KM419: Thân xanh, thẳng, nhặt mắt, không phân cành, lá già xanh đậm, đọt non màu tím, củ đồng đều, dạng củ đẹp, thịt củ màu trắng, ít nhiễm sâu bệnh. Năng suất củ tươi ước đạt 33,3 tấn/ha (tiềm năng năng suất 38 - 50 tấn/ha). Hàm lượng bột đạt từ 28,2 - 29%. Thời gian sinh trưởng 8 - 10 tháng. Thích hợp cho trồng rải vụ.
Trong hơn 5 tháng thực hiện mô hình khảo nghiệm, các giống sắn HL-S14, HL-S10 và HL-S12 có chỉ tiêu sinh trưởng, khả năng chống chịu sâu bệnh, chống chịu hạn, đặc điểm ngoại hình, năng suất có triển vọng và là cơ sở tiếp tục theo dõi để mở rộng sản xuất ở vụ tiếp theo.
Ông Lâm Trường Hận, người tham gia mô hình, cho biết: Tôi thấy các giống sắn mới dễ trồng; tốn ít phân bón; năng suất cao hơn so với các giống sắn trước đây.
Ông Lê Kim Quốc, Trưởng trạm Khuyến nông huyện Vĩnh Thạnh, chia sẻ: Huyện có nhà máy tinh bột sắn. Đây là điều kiện để thúc đẩy sản xuất sắn tại địa phương. Trạm Khuyến nông luôn quan tâm đến chất lượng các giống sắn để đảm bảo nguồn nguyên liệu cho nhà máy chế biến trong thời gian tới. Kết quả khảo nghiệm một số giống sắn mới bước đầu giúp nông dân có nhiều lựa chọn, có giống sắn chất lượng trồng trên nhiều loại chân đất, mang lại hiệu quả kinh tế.
Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) về phát triển vùng trồng dược liệu quý theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo cho bà con người DTTS.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.