Lợi dụng việc nạo vét lòng hồ để khai thác, tận thu khoáng sản cát xây dựng với mục đích thu lợi bất chính, làm thất thu ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, tình trạng này lại không hề vấp phải bất kì sự ngăn cản nào từ phía cơ quan chức năng.
Lợi dụng dự án nạo vét và tận thu khoáng sản cát xây dựng
Ngày 17/4/2019, UBND Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Lê Tuấn Phong ký Quyết định số 963/QĐ-UBND về việc cho phép Công ty TNHH Thiết kế - Xây dựng và Thương mại Hoài Đức (thôn 4, xã Đức Tân, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận) là chủ đầu tư Dự án: “Nạo vét và tận dụng khoáng sản cát xây dựng trong lòng hồ Tà Pao”, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận.
Mục tiêu của dự án, nạo vét làm giảm khối lượng bùn cát bồi lắng và làm tăng dung tích nước của lòng hồ đập; tận dụng cát bồi để tránh lãng phí tài nguyên, đáp ứng nhu cầu cát xây dựng đang thiếu hụt tại địa phương. Phạm vi Dự án thuộc lòng hồ công trình hệ thống thủy lợi Tà Pao có diện tích nạo vét là 3,3 ha nằm trong phạm vi của lòng sông La Ngà; chiều dài dọc sông là 1,8km; chiều rộng nạo vét bình quân 18,5 m và khu vực bãi tập kết có diện tích 1,5 ha. Công suất nạo vét cát nguyên khối 19.800 m3/năm; Công suất nạo vét cát nguyên khai 22.275 m3/năm (Hệ số nở rời của cát: 1,125); Công suất cát sau thu hồi 19.068 m3/năm; Công suất nạo vét 90 m3 /ngày; thời gian của giấy phép 2 năm kể từ ngày kí (17/4/2019-17/4/2021).
Tuy nhiên, theo phản ánh của Nhân dân địa phương, dù hết hạn giấy phép, nhưng Công ty Hoài Đức vẫn ngang nhiên hoạt động, khai thác cát, vận chuyển và bán như thời điểm chưa hết hạn. Mà không vấp phải bất kì ngăn chặn nào từ phía chính quyền hay các cơ quan chức năng.
Công ty Hoài Đức còn tự ý làm bãi tập kết cát ngay chân đập, hàng ngày rất nhiều xe tải ben, cơi nới thùng chở cát quá trọng tải chạy trên đập, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cho hồ đập. Nhưng không bị cơ quan chức năng nào lập biên bản, xử lý. Thậm chí, người dân cho rằng nhiều lần Công ty Hoài Đức phát biểu là người nhà cấp Trung ương.UBND tỉnh Bình Thuận cho phép Công ty Hoài Đức tận dụng nạo vét cát diện tích 3,3ha, chiều dài 1,8km. Nhưng thực tế, Công ty Hoài Đức khai thác cát vượt xa (khoảng 70ha) so với chỉ giới được chấp thuận, nhằm tận thu để hưởng lợi bất chính.
Được biết, tại khu vực khai thác và bãi tập kết cát phạm vi dự án thuộc lòng hồ công trình hệ thống thủy lợi Tà Pao có diện tích nạo vét là 3,3 ha với chiều dài là 1,8 km, chiều rộng nạo vét bình quân 18,5 m và Khu vực bãi tập kế có diện tích 1,5 ha, của Công ty TNHH Thiết kế - Xây dựng và Thương mại Hoài Đức, tại xã Đồng Kho và Đức Bình, huyện Tánh Linh.
Mặc dù, UBND tỉnh Bình Thuận cho phép nạo vét từ 17/4/2019-17/4/2021 là hết hạn và phải dừng hoạt động, nhưng theo ghi nhận thực tế của phóng viên trong 3 ngày từ ngày 21-23/4/2021 thậm chí đến ngày hôm nay, Công ty Hoài Đức vẫn hoạt động khai thác và bán cát rầm rộ, các xe tải ben cỡ lớn, cơi nới thùng chở quá trọng tải ngang nhiên vào bến bãi tập kết để vận chuyển cát trên bờ hồ đập. Mà không hề gặp phải bất kì sự ngăn chặn nào từ các cơ quan chức năng từ xã cho đến tỉnh. Phải chăng có sự “bảo kê” hay buông lỏng quản lý từ các cán bộ?. Dẫn đến Công ty Hoài Đức ngang nhiên “trộm cắp” tài nguyên khoáng sản và thất thu ngân sách nhà nước?.
Để làm rõ hành vi vi phạm pháp luật của Công ty TNHH Thiết kế - Xây dựng và Thương mại Hoài Đức. Đề nghị UBND tỉnh Bình Thuận, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND huyện Tánh Linh, Công ty TNHH MTV Khai thác công trình Thủy Lợi vào cuộc làm rõ những sai phạm pháp luật nghiêm trọng của Công ty Hoài Đức và thu hồi giấy phép của Công ty Hoài Đức. Nếu xét thấy đủ yếu tố hành vi cấu thành tội, thì chuyển Công an tỉnh Bình Thuận khởi tố vụ án, khởi tố bị can.
Bắt quả tang hai đối tượng khai thác cát trái phép
Sáng 23/4 vừa qua, thông tin từ Công an huyện Đăk G’long, tỉnh Đắk Nông cho biết, đơn vị vừa bắt quả tang 2 đối tượng đang sử dụng máy nổ khai thác cát trái phép dưới lòng sông Đăk Măng.
Trước đó ngày 16/4, Công an huyện Đăk G’long phối hợp với Công an xã Quảng Hòa phát hiện, bắt quả tang Bùi Văn Bình (ngụ tỉnh Lâm Đồng) và Lò Văn Tế (ngụ huyện Đăk G’long), đang dùng máy nổ (đặt trên bè tự chế) hút cát dưới lòng sông Đăk Măng (đoạn qua thôn 8, xã Quảng Hòa).
Khi công an đến hiện trường vụ khai thác cát trái phép, Tế chạy trốn nhưng đã bị cảnh sát truy đuổi, đưa về trụ sở làm việc.
Tại trụ sở công an, 2 đối tượng không xuất trình được giấy phép khai thác khoáng sản liên quan đến vị trí trên. Nhóm này cho biết việc khai thác cát trái phép do người khác thuê.
Qua kiểm tra Bình và Tế đã khai thác được khoảng 60m3 cát. Công an huyện Đắk G’long đã lập biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện để xử lý theo quy định.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.