Cao Bằng có nhiều thế mạnh để phát triển các loại vật nuôi bản địa. Mặc dù vậy, quá trình phát triển chăn nuôi bộc lộ nhiều bất cập như chăn nuôi nhỏ lẻ, quy mô nông hộ chiếm tỷ trọng cao. Đa số người dân chưa có ý thức kiểm soát dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm nên hiệu quả kinh tế thấp.
Vì vậy, năm 2016, Trung tâm Nghiên cứu lợn Thụy Phương phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh Cao Bằng thực hiện mô hình “Chăn nuôi lợn thương phẩm an toàn trong nông hộ” tại xã Bình Long, huyện Hòa An và phường Ngọc Xuân, thành phố Cao Bằng nhằm chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới, nâng cao ý thức của người dân trong công tác vệ sinh thú y theo tiêu chuẩn chăn nuôi an toàn sinh học và áp dụng VietGHAP.
Tham gia mô hình gồm 5 hộ với quy mô 150 con lợn thương phẩm. Các hộ tham gia được hỗ trợ 100% giống và 50% vật tư.
Kết quả, sau 3 tháng nuôi, đàn lợn sinh trưởng và phát triển tốt, tỷ lệ sống đạt trung bình 99,3%, khả năng tăng khối lượng đạt trung bình 780,3 g/con/ngày, tiêu tốn thức ăn trung bình 2,54 kg/1kg trọng lượng. Tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy chiếm 10%, tỷ lệ mắc bệnh hô hấp chiếm 8,7%. Do các hộ đã được tập huấn kỹ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc, phòng, điều trị bệnh và áp dụng đúng phác đồ điều trị nên chữa khỏi 100%.
P.V
Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) về phát triển vùng trồng dược liệu quý theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo cho bà con người DTTS.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.