Những năm gần đây, nhiều loại cây dược liệu có giá trị kinh tế được đưa vào trồng theo hướng hàng hóa ở xã Lùng Phình (Bắc Hà - Lào Cai), mở ra hướng phát triển nông nghiệp hiệu quả, giúp nhiều hộ vươn lên thoát nghèo và làm giàu bền vững.
Lùng Phình có điều kiện khí hậu ôn đới nên mát mẻ quanh năm, trước đây, hiệu quả sản xuất nông nghiệp của người dân không cao do thiếu nước và ảnh hưởng của thời tiết khắc nghiệt.
Từ năm 2012, thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu vật nuôi - cây trồng, Lùng Phình đã đưa vào trồng thử nghiệm 1ha actiso. Sau một năm triển khai thấy actiso thích nghi với điều kiện thổ nhưỡng của địa phương, sinh trưởng, phát triển khá tốt và được thương lái tìm đến thu mua. Từ đó đến nay, toàn xã trồng khoảng 8ha cây dược liệu, gồm đương quy, actiso và cát cánh.
Là một trong những người tham gia mô hình từ đầu, anh Ma Seo Vần ở thôn Pả Chư Tỷ 2, cho biết: Với 4.000m2 dược liệu, gia đình có thu 40 - 50 triệu đồng/năm.
Theo ông Lê Thế Hùng, cán bộ khuyến nông xã Lùng Phình, cùng với các địa phương trên địa bàn huyện, thời điểm cuối tháng 12 hàng năm, nhân dân các vùng trồng dược liệu đương quy trên địa bàn xã Lùng Phình bước vào mùa thu hoạch. Năm nay, do thời tiết thuận lợi, cùng với người dân có kinh nghiệm sản xuất, hầu hết diện tích cây đương quy phát triển tốt. Với đầu ra ổn định, đương quy đã đem lại nguồn thu khá cao và tạo niềm tin cho người dân địa phương. Bên cạnh đó, việc chuyển đổi dần diện tích ngô, lúa kém hiệu quả sang trồng cây dược liệu bước đầu trở thành công việc quen thuộc của nhiều hộ dân trên địa bàn xã.
Ông Ma Seo Diu, Chủ tịch UBND xã Lùng Phình, cho biết: Việc đưa cây dược liệu vào trồng thay thế một số diện tích ngô, lúa kém hiệu quả đã đạt được nhiều kết quả tích cực; bước đầu làm thay đổi nhận thức của nhiều hộ dân trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Đặc biệt, các loại cây trồng này đã đem lại nguồn thu nhập ổn định, nhiều hộ đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Chỉ tính riêng năm 2018, xã đã giảm được 50 hộ nghèo, tương đương 17,2%.
Hướng tới phát triển bền vững, huyện Bắc Hà đã và đang chủ động triển khai nhiều chương trình, chính sách hỗ trợ người dân và doanh nghiệp tham gia trồng, mở rộng diện tích cây dược liệu. Đặc biệt là đẩy mạnh thực hiện liên kết với các công ty thu mua để giải quyết ổn định đầu ra cho sản phẩm; hình thành vùng dược liệu tập trung gắn với phát triển du lịch, dịch vụ…
Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) về phát triển vùng trồng dược liệu quý theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo cho bà con người DTTS.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.