Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 21 tháng 9 năm 2018 | 14:18

Cây quế, bộ phận nào cũng cho tiền

Ít có loại cây trồng nào ở  miền núi lại có giá trị kinh tế cao như cây quế. Từ vỏ, cành, thân đến lá đều có thể sử dụng và bán được với giá cao.

Đó là điều mà ông Đặng Tiến Kim, người Dao Đỏ, ở thôn Khe Giang, xã Trúc Lâu (Lục Yên - Yên Bái) đúc rút sau hơn 20 năm gắn bó với đồi rừng. Với hơn 6ha quế, ông Kim có thu nhập cả trăm triệu đồng mỗi năm.

tr4d.jpg
Ông Đặng Tiến Kim (giữa) trao đổi về mô hình trồng quế với lãnh đạo xã Trúc Lâu.

 

Tiên phong trồng quế

Năm 1995, ông Kim là người đầu tiên của xã Trúc Lâu xây dựng mô hình kinh tế trang trại, bắt đầu bằng việc khai hoang và trồng mới 2ha rừng quế.

Đầu những năm 2000, ông Kim bắt đầu khai thác diện tích quế và bất ngờ trước giá trị kinh tế rất cao của cây trồng này.

Ông Kim cho biết, trước đây, cây quế chỉ khai thác lấy vỏ thì nay cả cành, thân, lá đều có thể tận dụng để chế biến tinh dầu. Tất cả mang cân, bán với giá khoảng 2.500 đồng/kg.

Theo ông Kim, cây quế phù hợp với thổ nhưỡng và điều kiện tự nhiên ở địa phương. So với cây keo, quế dễ trồng và chăm sóc hơn. Cây thường được trồng vào tháng 1-2 âm lịch; trồng 10-15 năm sẽ cho thu hoạch. Quế thu hoạch 2 vụ (tháng 4 và tháng 8 âm lịch; trong đó tháng 4 là mùa chính vụ). Để cây cho thu hoạch đều, các hộ thường trồng quế theo kiểu gối vụ giữa các năm.

Hiện gia đình ông Kim có hơn 6ha quế. Ba năm trở lại đây, gia đình ông thu về 370 triệu đồng  từ bán quế (năm 2015:  90 triệu đồng; năm 2016:  200 triệu đồng; năm 2017: 80 triệu đồng).

Nhân rộng mô hình

Ông Kim là người tiên phong  và thành công trong phong trào trồng quế ở địa phương. Đến nay, cây quế đã và đang được nhân rộng ra toàn xã. Trúc Lâu hiện có khoảng 300 hộ  trồng quế, tổng diện tích hơn 300ha, tập trung  ở các thôn Khe Giang, Tu Trạng...

Trong hai năm 2015-2016, thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất tập trung trong Chương trình xây dựng nông thôn mới,  Trúc Lâu vận động bà con trồng gần 25ha quế. Riêng từ đầu năm 2018 đến nay, xã trồng  thêm gần 10ha quế.

Ông Nguyễn Quốc Năm, Chủ tịch UBND xã Trúc Lâu, khẳng định: Là người dân tộc thiểu số song ông Kim luôn đi đầu trong phát triển kinh tế đồi rừng, đặc biệt là cây quế với thu nhập khá cao. Từ thành công này, thời gian tới, xã sẽ tuyên truyền, vận động các hộ dân cùng chuyển đổi cây trồng để nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo”.

 

 

Khắc Điệp
Ý kiến bạn đọc
  • Phong Ðiền hỗ trợ nông dân phát huy hiệu quả vườn cây ăn trái

    Phong Ðiền hỗ trợ nông dân phát huy hiệu quả vườn cây ăn trái

    Phong Điền có diện tích vườn cây ăn trái lớn nhất trên địa bàn TP Cần Thơ. Những năm qua, diện tích trồng cây ăn trái của huyện liên lục tăng, hiệu quả sản xuất được nâng cao, tăng thu nhập cho nông dân.

  • Triển vọng hai giống lúa chất lượng HG12 và HN6

    Triển vọng hai giống lúa chất lượng HG12 và HN6

    HG12 và HN6 là hai giống lúa thuần đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận lưu hành, trình diễn qua 05 vụ sản xuất tại nhiều đồng ruộng khác nhau trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, mang lại kết quả đáng ghi nhận.

  • Chuyện người Dao làm kinh tế

    Chuyện người Dao làm kinh tế

    Trên cung đường bê tông uốn lượn dưới chân đồi quế thẳng tắp vươn mình đón nắng, thôn Bỗng 2 xã Cam Cọn (Bảo Yên, Lào Cai) dần hiện hữu.

  • Trang trại VAC cho thu nhập 1,6 tỷ đồng/năm có gì đặc biệt?

    Trang trại VAC cho thu nhập 1,6 tỷ đồng/năm có gì đặc biệt?

    Với quyết tâm xóa đói giảm nghèo, thay đổi thói quen sản xuất, nâng cao thu nhập cho gia đình, ông Nguyễn Duy Vĩnh - hội viên Hội Cựu chiến binh xã Bãi Trành (Như Xuân, Thanh Hóa) đã mạnh dạn vay vốn đầu tư, xây dựng mô hình trang trại VAC, mang lại thu nhập 1,6 tỷ đồng mỗi năm.

  • Chàng kỹ sư điện nuôi gà độc lạ

    Chàng kỹ sư điện nuôi gà độc lạ

    Sau 4 năm thực hiện nuôi gà bằng thảo mộc, chàng trai Hà Minh Nguyện (SN 1993), phường Đông Sơn (thị xã Bỉm Sơn, Thanh Hóa) đã tạo ra nguồn thực phẩm sạch, có giá trị dinh dưỡng cao. Hiện, trứng gà thảo mộc của Nguyện đã có mặt trên thị trường trong và ngoài tỉnh.

  • Làng Thanh niên lập nghiệp nơi biên cương

    Làng Thanh niên lập nghiệp nơi biên cương

    Những chàng trai, cô gái đã đem sức trẻ chinh phục núi rừng để xây dựng quê hương thứ 2 ở Làng Thanh niên lập nghiệp (TNLN) A Lưới, khu vực biên giới tỉnh Thừa Thiên - Huế. Từng bước xây dựng Làng trở thành mô hình điểm về phát triển kinh tế hiệu quả do chính thanh niên làm chủ.

Top