Năm 2016, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư Bình Thuận phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Hàm Tân triển khai mô hình chăn nuôi vịt thịt trên cạn sử dụng đệm lót sinh học tại xã Sơn Mỹ, với quy mô 640 con, 7 hộ tham gia.
Sử dụng đệm lót sinh học trong nuôi vịt sẽ đem lại hiệu quả cao.
Mục tiêu của mô hình là chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt thịt trên cạn, sử dụng đệm lót sinh học, tạo ra sản phẩm đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tiết kiệm nước, thích ứng với biến đổi khí hậu, hạn chế lây lan dịch bệnh.
Kết quả sau 56 ngày nuôi, tỷ lệ vịt nuôi sống đạt 100%, trọng lượng bình quân đạt 3,2 kg/con, ước lợi nhuận của mô hình trên 3 triệu đồng/hộ. Ngoài ra, chăn nuôi vịt thịt trên cạn sử dụng đệm lót sinh học còn góp phần làm giảm mùi hôi trong khu vực nuôi và xung quanh, không ô nhiễm môi trường và nguồn nước, giảm ruồi, muỗi trong chuồng nuôi và môi trường xung quanh, tiết kiệm nguồn nước.
Thông qua mô hình chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt thịt trên cạn sử dụng đệm lót sinh học, bà con nông dân biết được cách chăm sóc, nuôi dưỡng vịt theo quy trình kỹ thuật, lấy phòng bệnh là chính. Đó là việc áp dụng tổng hợp và đồng bộ các biện pháp về quản lý ngăn ngừa sự tiếp xúc giữa các gia cầm và mầm bệnh, đảm bảo cho vịt được khỏe mạnh, không bị dịch bệnh. Bằng biện pháp sử dụng con giống an toàn, phòng bệnh bằng vắc xin, thức ăn, nước uống sạch, chuồng trại thoáng, mát, vệ sinh, sát trùng định kỳ nhằm tiêu độc khử trùng và xử lý chất thải theo quy định đã tạo ra sản phẩm bảo đảm chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm.
Từ thành công của mô hình, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Bình Thuận sẽ tiếp tục động viên bà con nhân rộng để cải thiện thu nhập.
Lâm Quỳnh Trâm
Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) về phát triển vùng trồng dược liệu quý theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo cho bà con người DTTS.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.