Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 20 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 8 tháng 6 năm 2018 | 14:2

Chuyên canh sầu riêng cơm vàng hạt lép gắn với du lịch

Cách đây hơn 10 năm, do ngán ngẩm với cây cà phê vì giá cả bấp bênh, năng suất lại thấp, ông Huỳnh Bá Điệp là một trong những người đi đầu trong phong trào đưa cây sầu riêng cơm vàng hạt lép về trồng tại khu vườn hơn 2ha của mình ở ấp 4, xã Phú An.

sr.jpg
Ông Huỳnh Bá Điệp trong vườn sầu riêng ở xã Phú An.

 

Cách đây hơn 10 năm, do ngán ngẩm với cây cà phê vì giá cả bấp bênh, năng suất lại thấp, ông Huỳnh Bá Điệp là một trong những người đi đầu trong phong trào đưa cây sầu riêng cơm vàng hạt lép về trồng tại khu vườn hơn 2ha của mình ở ấp 4, xã Phú An (Tân Phú - Đồng Nai).

Cây sầu riêng không phụ công chăm sóc của ông, sau vài năm đã cho trái trĩu cành. Vùng đất, nước và khí hậu nơi đầu nguồn sông Đồng Nai này khá thích hợp để cây phát triển, nên cho trái to tròn và mùi vị thơm ngon không kém với đặc sản sầu riêng của Long Khánh, năng suất đạt đến 18-20 tấn/ha. Đầu mùa thương lái vào vườn mua với giá 60.000 đồng/kg, đến giữa mùa giá 35.000-40.000 đồng/kg, trừ chi phí, ông Điệp còn lời 400-500 triệu đồng/ha/năm.

Ông Điệp chia sẻ: “Mấy chục năm làm nông, chỉ đến khi trồng sầu riêng tôi mới khá lên được. Nhiều gia đình thấy tôi trồng sầu riêng trúng, đã chuyển những vườn cây cà phê, tiêu, điều già cỗi sang trồng sầu riêng chuyên canh và cũng thu lãi 300-400 triệu đồng/ha/năm”. Bởi vậy, Phú An đang dần hình thành vùng chuyên canh cây sầu riêng được nhiều người biết đến bởi chất lượng trái  thơm ngon.

Nhưng ông Điệp chưa bằng lòng với những kết quả đã đạt được mà vẫn đau đáu một điều là, cần áp dụng tiến bộ kỹ thuật để có vườn sầu riêng cho trái sạch và người tiêu dùng có thể yên tâm thưởng thức.

Nghĩ là làm, khi huyện vận động nông dân trồng và chăm sóc cây trồng theo quy trình an toàn, ông là một trong những người tiên phong. Sau vài năm trúng lớn từ vườn sầu riêng, ông Điệp đã mua đất mở rộng diện tích trồng sầu riêng chuyên canh lên 5ha.

“Tôi và nhiều nông dân trong xã đang áp dụng tiêu chuẩn VietGAP để có trái sầu riêng sạch cung cấp cho chợ đầu mối Dầu Giây và thị trường cả nước. Tới đây, ngoài chăm sóc cho vườn cây tốt, tôi cùng một số hộ trồng chuyên canh cây ăn trái sẽ liên kết để làm du lịch vườn”, ông Điệp cho biết thêm.

 

 

 

Khánh Minh
Ý kiến bạn đọc
  • Cây trồng “khát” nước, người dân như ngồi trên đống lửa

    Cây trồng “khát” nước, người dân như ngồi trên đống lửa

    Mới đầu hè, các huyện miền núi tỉnh Phú Yên như Sông Hinh, Sơn Hoà, Đồng Xuân đã đối mặt với “cơn khát”, khi nhiều ao hồ khô cạn, cây trồng thiếu nước...

  • Đồng Nai chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa

    Đồng Nai chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa

    Tỉnh Đồng Nai vừa ban hành Kế hoạch số 145 về việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa trên địa bàn năm 2024, nhằm thực hiện việc chuyển đổi diện tích lúa kém hiệu quả, không đảm bảo nước tưới, năng suất thấp sang trồng các loại cây hàng năm, lâu năm và nuôi trồng thuỷ sản để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng thu nhập cho các hộ sản xuất.

  • Bá Thước trao sinh kế cho người nghèo phát triển sản xuất

    Bá Thước trao sinh kế cho người nghèo phát triển sản xuất

    Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, huyện Bá Thước (Thanh Hóa) đã và đang nỗ lực triển khai các mô hình hỗ trợ sinh kế, bước đầu đạt kết quả khả quan, tạo động lực cho người dân trong hành trình thoát nghèo.

Top