Năm 2018, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Tây Ninh xây dựng mô hình cánh đồng lớn thâm canh và áp dụng cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa tại xã Gia Bình (huyện Trảng Bàng).
Đây là mô hình thuộc dự án khuyến nông trung ương, năm 2017 đã được Trung tâm Khuyến nông Tây Ninh thực hiện ở huyện Bến Cầu.
Hợp tác xã (HTX) Dịch vụ Thủy lợi Nông nghiệp xã Gia Bình được chọn làm điểm triển khai mô hình với 32 hộ dân tham gia, tổng diện tích 50ha. Thời gian thực hiện từ tháng 4 đến tháng 9/2018. HTX được hỗ trợ 1 máy cấy, 10 bình phun động cơ (bình phun thuốc, bình phun phân). Nông dân tham gia được hỗ trợ 100% giống và 30% vật tư; được tập huấn kỹ thuật về sản xuất lúa và vận hành, sử dụng máy.
Mô hình áp dụng cơ giới hóa bằng phương pháp cấy trên cơ sở của biện pháp 3 giảm, 3 tăng, làm đất, vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ, trục bừa đất bằng phẳng. Sử dụng giống lúa cấp xác nhận 1 (giống lúa Đài Thơm 8), thời gian làm mạ 11-12 ngày tuổi, sau đó đem ra cấy.
Trong thời gian thực hiện mô hình, lúa sinh trưởng, phát triển tốt. Đến nay đã thu hoạch xong và bước vào sản xuất vụ tiếp theo. HTX Dịch vụ Thủy lợi Nông nghiệp xã Gia Bình được Công ty TNHH và DVTM Sài Gòn Kim Hồng ký hợp đồng bao tiêu trên 50ha lúa thực hiện mô hình.
Ông Cao Văn Thanh, Chủ tịch Hội Nông dân xã Gia Bình, thành viên HTX Dịch vụ Thủy lợi Nông nghiệp xã Gia Bình, cho biết: Sử dụng máy cấy giúp giảm chi phí sản xuất so với lúa sạ như: giảm lượng giống (sạ lúa 120 - 150kg giống/ha, cấy bằng máy chỉ cần khoảng 55kg giống/ha); giảm lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Thời tiết hiện khắc nghiệt, mưa gió thất thường nên việc cấy lúa giúp hạn chế cây đổ ngã. Đối với đất rộng, đẹp, máy cấy có công suất tối đa 2,5 - 3 ha/ngày/máy. Nông dân có nhu cầu cấy lúa bằng máy chỉ cần làm đất, các khâu còn lại HTX sẽ thực hiện.
Theo anh Thanh, chất lượng lúa cấy cao hơn lúa sạ do có khoảng cách thưa, thông thoáng, nở bụi đẹp, bông trổ tiếp cận ánh sáng nhiều hơn so với lúa sạ nên độ chắc của bông cũng cao hơn.
Năng suất lúa cấy cao hơn so với lúa sạ 0,5 - 1 tấn/ha. Nông dân còn được bao tiêu sản phẩm, giá doanh nghiệp thu mua khoảng 5.600 đồng/kg, cao hơn thị trường 300 đồng/kg. Mô hình giúp tăng thu nhập khoảng 3 triệu đồng/ha.
Anh Thanh cho biết thêm, nhu cầu sử dụng máy cấy lúa hiện rất cao. Trong vụ mùa 2018, HTX đã gieo cấy 60ha lúa, trong đó, xã Gia Bình 20 ha, các địa bàn lân cận như Lộc Hưng, Gia Lộc, An Tịnh… khoảng 40ha. HTX ký hợp đồng tiêu thụ với doanh nghiệp 30 - 50 ha/vụ. Riêng ở vụ mùa 2018, do diện tích sản xuất lúa trên địa bàn xã ít nên doanh nghiệp chỉ ký hợp đồng bao tiêu 20ha.
Mô hình đã góp phần giúp người dân chủ động áp dụng tiến bộ kỹ thuật, giảm chi phí đầu tư, tăng năng suất: sử dụng giống lúa có chất lượng, nguồn gốc rõ ràng, quản lý được cỏ dại, giảm áp lực sâu bệnh hại, hạn chế đổ ngã. Trung tâm Khuyến nông tỉnh Tây Ninh đã tổ chức cho nông dân ở các vùng lân cận đến tham quan mô hình để từ đó nhân rộng.
Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) về phát triển vùng trồng dược liệu quý theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo cho bà con người DTTS.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.