Huyện Bình Chánh (TP. Hồ Chí Minh) có trên 17.000ha đất nông nghiệp, trong đó có 366ha mai vàng, tập trung ở xã Bình Lợi.
Tiết kiệm 30-42 triệu đồng/ha
Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông TP. Hồ Chí Minh thực hiện chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong việc hỗ trợ nông dân về giống, kỹ thuật, cơ giới hóa (máy phun thuốc, nhà lưới), cách tạo dáng mai,… Được biết, từ năm 2015 đến năm 2018, Trung tâm Khuyến nông đã hỗ trợ 315 máy phun thuốc giúp nông dân rút ngắn thời gian phun, giảm công lao động, giảm chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, giúp nhà vườn giảm chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm mai.
Phát huy hiệu quả việc chuyển giao, từ tháng 11/2018 đến tháng 5/2019, Trạm Khuyến nông Bình Chánh tiếp tục thực hiện mô hình trình diễn “Cơ giới hóa phun thuốc cho cây mai” với quy mô 24 máy phun thuốc/24 ha/24 hộ trên địa bàn xã Bình Lợi.
Trong đó, Nhà nước hỗ trợ 50% chi phí 16 máy phun thuốc bằng điện và 8 máy phun thuốc bằng xăng, 50% còn lại nông dân đối ứng. Sau thời gian theo dõi và sử dụng thấy, máy vận hành tốt, ít hao điện, xăng, ít hao thuốc. Thời gian phun thuốc cho 1ha mai bằng máy phun điện giảm còn là 9-10 giờ và máy phun xăng còn là 5 giờ (so với 18-20 giờ khi phun thuốc bằng bình đẩy tay), giảm 03 công lao động khi sử dụng máy điện và 4 công lao động khi sử dụng máy xăng (so với 06 công lao động khi phun thuốc bằng tay).
Với giá nhân công hiện nay khoảng 200.000 đồng/công, sau khi tính chi phí khấu hao máy thì tiết kiệm được hơn 500.000 đồng nếu sử dụng máy bằng điện và gần 700.000 đồng nếu sử dụng máy phun bằng xăng cho 1 lần phun. Mỗi tháng bình quân phun thuốc 5 lần, 1 năm phun 60 lần tiết kiệm 30-42 triệu đồng/ha.
Ứng dụng cơ giới hóa - xu thế tất yếu
Anh Lê Hữu Thiện ở ấp 3, xã Bình Lợi chia sẻ: “Hiện gia đình trồng 13ha mai. Trung bình mỗi tuần phun thuốc trừ sâu 01 lần nên cần một lượng lớn nhân công, trong khi giá nhân công cao và khó tìm nên để ổn định lợi nhuận thì chúng tôi đầu tư vào cơ giới hóa. Được sự hỗ trợ của khuyến nông, đến nay, hầu hết người trồng mai tại đây đều áp dụng máy phun thuốc bằng điện hoặc bằng xăng để giảm giá thành sản xuất. Mỗi năm tôi bán ra thị trường khoảng 2.000 cây mai với giá 1,2 - 1,5 triệu đồng/cây, thu lãi khoảng 2,5 tỷ đồng”.
Ông Võ Ngọc Đẹp, Phó giám đốc Trung tâm Khuyến nông TP. Hồ Chí Minh, cho biết: Ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp là xu thế tất yếu của nền nông nghiệp đô thị, qua đó giúp tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả, giá trị sản xuất và phát triển bền vững. Mai vàng đang phát triển trên đất Bình Lợi, đây là cây đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho nông dân.
“Để nâng cao hơn nữa lợi nhuận, thời gian tới, các hộ cần tăng cường áp dụng kiến thức khoa học kỹ thuật như: Cải tiến máy phun thuốc bằng động cơ lớn hơn, có dây kéo để phun nhanh hơn và tiết kiệm công lao động; thiết kế hệ thống tưới, phun thuốc nhỏ giọt tự động trên mai; phủ bạt trên gốc mai để hạn chế cỏ dại và chống rửa trôi đất; khuyến khích sử dụng các loại thuốc có nguồn gốc sinh học để bảo vệ môi trường; cải tiến kỹ thuật trong tạo dáng mai để nâng cao giá trị sản phẩm, qua đó giúp nâng cao thu nhập cho nông hộ”, ông Đẹp lưu ý.
Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) về phát triển vùng trồng dược liệu quý theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo cho bà con người DTTS.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.