Nhằm tạo động lực khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, 6 tháng qua, Cụm thi đua lĩnh vực kinh tế (Hội đồng Thi đua - Khen thưởng, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam) đã năng động, sáng tạo, tích cực triển khai nhiều hoạt động thiết thực
Bước đầu đạt một số kế quả tích cực. Qua đó, giải quyết kịp thời vướng mắc, đưa ra giải pháp, kiến nghị giúp thành viên phát triển sản xuất kinh doanh, đảm bảo an sinh xã hội.
Thực hiện hiệu quả “mục tiêu kép”
Xác định phong trào thi đua yêu nước và công tác khen thưởng là nhiệm vụ quan trọng dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước và trách nhiệm vận động thực hiện của MTTQ Việt Nam, 6 tháng qua, Cụm thi đua lĩnh vực kinh tế, bao gồm: Hội Làm vườn Việt Nam; Hội sinh vật cảnh Việt Nam; Hội Nghề cá Việt Nam; Liên minh Hợp tác xã Việt Nam; Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam; Hội Mỹ nghệ, Kim hoàn, Đá quý Việt Nam; Hội Làng nghề Việt Nam; Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và Người khuyết tật Việt Nam, đã năng động, sáng tạo, tích cực triển khai nhiều hoạt động thiết thực, bước đầu đạt một số kết quả tích cực.
Trong bối cảnh dịch Covid - 19 tiếp tục diễn biến phức tạp cùng với sự bất ổn về chính trị thế giới, nhất là cuộc xung đột quân sự Nga - Ukraine, đã tác động nghiêm trọng đến phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, dưới sự chỉ đạo điều hành quyết liệt, tích cực của Chính phủ và toàn hệ thống chính trị cùng với sự đồng thuận, nỗ lực cao, các cơ quan, đơn vị trong Cụm đã chủ động xây dựng và thực hiện đồng thời mục tiêu kép: vừa tích cực chống dịch theo Nghị quyết 128/NQ- CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ “ thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả”,
Bên cạnh việc tăng cường công tác phòng chống dịch, các tổ chức Hội đã vào cuộc mạnh mẽ để hỗ trợ thành viên, lắng nghe khó khăn, vướng mắc để đưa ra các giải pháp kịp thời giúp thành viên là người dân, HTX, doanh nghiệp ổn định sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội.
Tiêu biểu như Hội Làm vườn Việt Nam đã kết nạp thêm 12 hội viên tổ chức, chủ yếu là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp ở phía Nam tham gia Hội với mục tiêu liên kết với các HTX, chủ trang trại, gia trại và các nhà vườn để dịch vụ đầu vào, đầu ra cho sản xuất VAC.
Đồng thời, triển khai nhân rộng các mô hình “ Vườn mẫu” trong Chương trình xây dựng nông thôn mới ở nhiều địa phương như Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình, Thái Nguyên.
Tiếp đó, tháng 5/2022, Hội Làm vườn Việt Nam phối hợp với các cơ quan chức năng của Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức Hội thảo: “Giải pháp năng cao hiệu quả sử dụng phân bón trong nghề vườn” bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến, nhằm hướng dẫn các biện pháp sử dụng phân bón hợp lý, tăng cường phân bón hữu cơ, hữu cơ vi sinh để tiết kiệm chi phí, giảm ô nhiễm môi trường và nâng cao chất lượng nông sản.
Hội Làm vườn Viêt Nam đã hướng dẫn hội viên xây dựng mô hình trang trại, gia trại VAC áp dụng công nghệ tiên tiến, thực hành sản xuất rau quả, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản theo quy trình VietGAP, Global GAP, nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp hữu cơ kết hợp giữa sản xuất và du lịch nông nghiệp.
Cùng với công tác thi đua, trong 6 tháng vừa qua, hoạt động khen thưởng của các đơn vị trong Cụm đã được triển khai kịp thời, tạo động lực thúc đẩy phong trào thi đua.
Tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức hoạt động
Để tiếp tục thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng trong 6 tháng cuối năm 2022, PGS.TS. Nguyễn Xuân Hồng, Chủ tịch Hội Làm vườn Việt Nam, Cụm phó Cụm thi đua, đề nghị, từng đơn vị trong Cụm cần căn cứ chức năng, nhiệm vụ, Điều lệ và điều kiện hoạt động thực tế để rà soát, xắp xếp tổ chức, cán bộ cho phù hợp theo hướng tinh gọn, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động. Tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức hoạt động , tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả chỉ đạo, điều hành.
Vận động phát triển hội viên mới theo hướng chú trọng cả số lượng và chất lượng. Chú trọng vận động phát triển hội viên tổ chức là các doanh nghiệp, HTX, các địa phương, vùng còn “trắng” hội viên để đảm bảo tính đồng bộ và sự phát triển toàn diện. Thường xuyên bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ để đáp ứng nhu cầu hoạt động thực tiễn.
Tăng cường quan hệ phối hợp, hợp tác giữa các đơn vị trong và ngoài Cụm, qua đó, hàng năm xem xét tổ chức một số hoạt động sinh hoạt chuyên đề của Cụm (theo hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến) để các thành viên có điều kiện giao lưu, trao đổi, tìm hiểu khả năng và cơ hội hợp tác nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh của từng thành viên.
Về công thi đua khen thưởng, cần thường xuyên theo dõi, cập nhật tiến độ các phong trào thi đua đã phát động trong năm 2022, kịp thời phát hiện những điển hình tiên tiến, sáng tạo để tuyên truyền, động viên, khuyến khích, khen thưởng kịp thời, đúng đối tượng; đồng thời uốn nắn, khắc phục những hạn chế, bất cập trong quá trình triển khai phong trào thi đua và bình xét khen thưởng.
Kiến nghị nhiều vấn đề quan trọng, thiết thực
Góp ý về phương hướng, nhiệm vụ của Cụm trong thời gian tới, đại diện lãnh đạo các thành viên cho rằng, trong bối cảnh dịch bệnh kéo dài và diễn biến phức tạp, căng thẳng về chính trị, suy thoái kinh tế nhiều nơi trên thế giới, giá cả nhiều loại vật tư, nhiên liệu, năng lượng, dịch vụ tăng cao, nguy cơ cơ lạm phát gia tăng, hầu hết các doanh nghiệp, HTX, hộ sản xuất kinh doanh đang gặp rất nhiều khó khăn, nhất là các nhóm yếu thế, sức chống chịu và khả năng cạnh tranh thấp (doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật, các HTX nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, các hộ nông dân…).
Nói rõ hơn về vấn đề này, ông Nguyễn Như Chinh, Phó chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, chia sẻ: “Vì giá nhiều loại vật tư, nhiên liệu, năng lượng, dịch vụ tăng cao nên hoạt động sản xuất kinh doanh đang gặp rất nhiều khó khăn, nếu không sản xuất thì không có hàng bán, nhưng khi sản xuất xong bán với giá cũ thì người sản xuất bị thua lỗ. Còn nếu tăng giá thì không có người mua”.
Đồng quan điểm, ông Lê Mã Lương, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp của Thương binh và Người khuyết tật Việt Nam góp ý thêm về công tác tuyên truyền. Theo ông Lương, thời gian tới, bên cạnh các cơ quan báo chí của các thành viên, Uỷ ban MTTQVN cần chỉ đạo Báo Đại Đoàn kết – Cơ quan ngôn luận của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thường xuyên quan tâm theo dõi, phản ánh kịp thời hoạt động cũng như các khó khăn, vướng mắc của các đơn vị trong Cụm thi đua lĩnh vực Kinh tế.
“Cùng với đó, Cụm thi đua cần tiếp tục nghiên cứu, tham mưu, góp ý hoàn thiện và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật: Luật Thi đua khen thưởng (sửa đổi), các nghị định, thông tư hướng dẫn thực hiện công tác thi đua khen thưởng nhằm hỗ trợ người dân, HTX, doanh nghiệp vươn lên trong sản xuất kinh doanh”, ông Lương nhấn mạnh.
Ghi nhận những ý kiến của các thành viên trong Cụm, ông Nguyễn Hữu Vạn, Chủ tịch Hội Sinh vật cảnh Việt Nam, Cụm trưởng Cụm thi đua lĩnh vực kinh tế đề nghị Uỷ ban MTTQ Việt Nam thay mặt các đơn vị trong Cụm kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành tiếp tục có các cơ chế chính sách, giải pháp cụ thể, thiết thực, dễ tiếp cận để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, hỗ trợ các tổ chức, hội viên của các đơn vị trong Cụm vượt qua khó khăn, khôi phục và phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ hiệu quả, góp phần đảm bảo an sinh xã hội.
Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) về phát triển vùng trồng dược liệu quý theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo cho bà con người DTTS.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.