Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ năm, ngày 17 tháng 10 năm 2019 | 8:37

Đắk Nông: Khu phố không phép giữa đô thị

Ở thị trấn Kiến Đức (Đắk R’lấp, Đắk Nông) đang tồn tại một khu phố không phép. Điều đáng nói, khu phố này đã được các ngành chức năng huyện Đắk R’lấp phát hiện ngay từ đầu nhưng vẫn “đặc cách” cho tồn tại nhiều năm qua…

Nhà không phép mọc như nấm sau mưa

Theo tìm hiểu của phóng viên Báo Kinh tế nông thôn, trước năm 2010, tuyến đường Hai Bà Trưng (TDP8, thị trấn Kiến Đức) chỉ là khu sản xuất, có một vài chòi rẫy được người dân dựng lên để tránh mưa nắng. Đến năm 2012, căn nhà kiên cố, khang trang đầu tiên mọc lên trên tuyến đường này. Thấy ngôi nhà này có thể tồn tại, các hộ dân ở đây đua nhau làm nhà dù chưa được cơ quan chức năng cấp giấy phép xây dựng.

Theo thống kê của Đội Quản lý đô thị huyện Đắk R’lấp, khu phố không phép ở tuyến đường Hai Bà Trưng hiện có  16 ngôi nhà (cả tạm và kiên cố) được xây dựng không phép.  

Khu vực đất xảy ra tình trạng xây nhà không phép.
Khu vực đất xảy ra tình trạng xây nhà không phép.

 

Ông Nguyễn Văn B., một người dân ở TDP 8 cho biết, các căn nhà trên  chủ yếu được xây dựng từ năm 2012 đến nay. Trong quá trình thi công, tôi  thấy cán bộ Đội Quản lý đô thị huyện xuống kiểm tra một vài lần. Sau đó, các công trình này đều lần lượt hoàn thiện và đưa vào sử dụng một cách bình thường.

“Tôi nghe nói, đất ở khu vực mà các hộ đó làm nhà thuộc diện không được cấp phép xây dựng. Vì sao họ có thể hoàn thiện được các công trình trên thì chỉ cơ quan chức năng ở đây mới nắm rõ được?”, ông B. cho biết.

Theo ông Lê Văn A, Phó trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đắk R’lấp, khu vực tồn tại các căn nhà không phép ở đường Hai Bà Trưng đang xảy ra tranh chấp đất, nên chưa được cơ quan chức năng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đối chiếu với quy định hiện hành thì, các diện tích đất nói trên sẽ không đủ điều kiện để cấp giấy phép xây dựng.

Phạt cho tồn tại?

Hiện nay, công tác quản lý trật tự xây dựng ở thị trấn Kiến Đức được UBND huyện Đắk R’lấp giao cho Đội quản lý đô thị thực hiện. Theo quy định, sau khi UBND huyện cấp phép, cơ quan này phải thực hiện công tác hậu kiểm nhiều lần.

Qua tài liệu mà phóng viên thu thập được  thấy, 16 căn nhà được xác định xây dựng không phép, lực lượng chức năng chỉ lập biên bản vi phạm và ra quyết định xử phạt hành chính. Còn biện pháp yêu cầu tháo dỡ công trình vi phạm thì UBND huyện Đắk R’lấp đã ban hành nhưng “quên” thực hiện.

1ss.jpg
Quyết định buộc tháo dỡ công trình vi phạm của Phó chủ tịch UBND huyện Đắk R'lấp từ năm 2015 đến nay vẫn nằm trên giấy.

 

Đơn cử như ngày 12/01/2015, ông Lê Mai Toản, Phó Chủ UBND huyện Đắk R’lấp ký quyết định yêu cầu ông Bùi Quốc Thông phải tự tháo dỡ công trình không có giấy phép xây dựng tại đường Hai Bà Trưng. Thế nhưng, đến nay sau gần 5 năm ban hành quyết định trên, căn nhà này vẫn bình chân như vại như chưa có chuyện gì xảy ra?!  Điều đáng nói, 15 căn nhà còn lại với vi phạm tương tự cũng chưa bị cơ quan chức năng ở đây xử lý theo đúng quy định.

Thực tế này càng khiến dư luận hoài nghi, cơ quan chức năng xử phạt vi phạm hành chính cho có lệ, sau đó để cho các công trình không phép này tiếp tục tồn tại.

Ông Nguyễn Đình Thạo, Đội phó Đội Quản lý đô thị huyện Đắk R’lấp cho biết, từ năm 2012 đến nay, khi các hộ dân xây nhà không phép chúng tôi đều đã phát hiện và lập biên bản vi phạm. Tuy nhiên, nhiều hộ trong số đó đã viết đơn xin giữ lại công trình và cam kết nếu nhà nước thu hồi sẽ tự tháo dỡ, không yêu cầu đền bù.

 “Người dân không có nhà để ở mà cơ quan chức năng lại tổ chức cưỡng chế công trình vi phạm thì lãng phí, đặt trong tình huống đó, chúng tôi đành phải đồng ý cho người dân được giữ lại các căn nhà này để ở”, ông Thạo nói.

Nhà ông Hồ Xuân Việt là 1 trong số 16 căn nhà bị phát hiện xây dựng sai phép nhưng vẫn ung dung tồn tại.
Nhà ông Hồ Xuân Việt là 1 trong số 16 căn nhà bị phát hiện xây dựng không phép nhưng vẫn ung dung tồn tại.
 

Rõ ràng, việc xử lý không nghiêm đối với các công trình vi phạm đã ảnh hưởng đến hiệu lực, hiệu quả trong quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn huyện Đắk R’lấp.

Việc cơ quan chức năng phạt cho tồn tại đã làm cho nhiều người dân, thậm chí cán bộ huyện coi thường quy định của pháp luật, ngang nhiên xây nhà trái phép. Hệ quả, không riêng gì khu phố không phép nói trên mà ở thị trấn Kiến Đức còn xuất hiện nhiều ngôi nhà xây dựng không phép với quy mô lớn hơn.

Để chấm dứt tình trạng vi phạm trên, huyện Đắk Rlấp cần thực hiện một cách nghiêm túc, triệt để các quy định của pháp luật, tráng tình trạng để người dân “nhờn” luật như lâu nay.

Báo Kinh tế nông thôn sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc sự việc trên.

 

 

 

 

 

Trần Luật
Ý kiến bạn đọc
  • Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.

  • Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.

  • Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.

Top