Trước tình trạng xe quá tải hoành hành trên các tuyến đê, đường, ngày 14/7, Bộ Nông nghiệp và PTNT có công văn đề nghị các tỉnh, thành phố có đê kiên quyết chấn chỉnh, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Tỉnh Bắc Giang chỉ đạo vào cuộc làm rõ dự án đê vừa bàn giao đã hỏng
Sau khi báo chí thông tin liên quan đến dự án đê 145 tỷ được chỉ định thầu tại Bắc Giang vừa bàn giao đã hỏng, mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang đã giao Ban QLDA đầu tư xây dựng các công trình Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra, làm rõ nội dung phản ánh trên.
Dự án xử lý cấp bách các công trình đê điều bị sự cố do ảnh hưởng của bão, lũ năm 2017 tỉnh Bắc Giang được phê duyệt với tổng mức đầu tư 145 tỷ đồng.
Liên danh 2 nhà thầu ở Ninh Bình có tên Công ty TNHH Mạnh Linh - Công ty TNHH Đầu tư xây dựng Đức An được chủ đầu tư lựa chọn theo hình thức chỉ định thầu để thực hiện dự án.
Tuy nhiên, sau một thời gian ngắn đưa vào sử dụng nhiều đoạn xuống cấp, đã phải phá đi làm lại. Cùng với đó, không ít đoạn bị bong tróc, vết nứt kéo dài khiến mặt đường gập ghềnh cao thấp.
Nguyên nhân ban đầu được đại diện chủ đầu tư đưa ra, đó là tình trạng xe quá tải thường đi lại trên đê.
Xe cơi thành "vượt" mặt tổ liên ngành
Công ty CP Yên Phước sử dụng xe quá khổ, quá tải gây ô nhiễm môi trường; chống đối, coi thường tính mạng người dân..., tổ chức khai thác, kinh doanh than tại mỏ than Minh Tiến, thuộc địa phận các xã Minh Tiến, Na Mao và Phú Cường, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.
Được biết, sau nhiều thông tin báo chí lên tiếng phản ánh, UBND huyện Đại Từ và các cơ quan chức năng tỉnh Thái Nguyên đã cung cấp thêm nhiều thông tin, tài liệu cho thấy doanh nghiệp trên đã liên tục vi phạm, dù đã được chỉ rõ nhưng chậm khắc phục, thậm chí là chống đối, bỏ mặc sự lo lắng, ảnh hưởng đến tính mạng của người dân trên địa bàn.
Cụ thể, Công ty CP Yên Phước khai thác than từ năm 2018 đến nay nhưng liên tiếp để xảy ra sự cố về môi trường như: Tháng 7/2018 và tháng 5/2019, để bùn, đất tràn xuống cánh đồng thuộc xóm Ao Soi, Cây Thổ, xã Na Mao và xóm Chiềng, xã Phú Cường khiến 11 ha lúa, rau màu của 60 hộ dân bị vùi lấp, tổng thiệt hại khoảng 1 tỷ đồng (cả 2 đợt).
Ngoài ra, việc nổ mìn, đổ thải trong quá trình khai thác than đá của công ty này đã khiến 75 hộ dân xã Na Mao bị hư hỏng nhà cửa. Đặc biệt, tháng 11/2019, người dân và UBND xã Na Mao phát hiện khu đất trồng rừng sản xuất của các hộ dân nằm sát chân bãi đổ thải của Công ty CP Yên Phước, thuộc xóm Ao Soi, xã Na Mao có nhiều vết nứt đất, sạt trượt lớp đất mặt trên lưng chừng núi Hồng. Các vết nứt rộng từ 0,5 đến 1,5 m, nhiều vị trí sạt trượt từ 10 - 30 m, tổng diện nứt núi rộng hơn 10 ha, có nguy cơ đổ xuống, vùi lấp các hộ dân sinh sống dưới chân núi
Sau đó, Sở TN&MT tỉnh Thái Nguyên đã kiểm tra, xử phạt Công ty CP Yên Phước 200.000.000 đồng, yêu cầu công ty chấp hành nghiêm quy định về bảo vệ môi trường, tạm dừng việc đổ thải, tìm biện pháp khắc phục để bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản cho người dân.
Tuy nhiên, trong lúc các cơ quan chức năng đang tìm giải pháp giải quyết hiệu quả nhất thì Công ty CP Yên Phước đã tự ý thỏa thuận đền bù thiệt hại với các hộ dân để chặt hạ cây cối, san ủi, xóa dấu vết vị trí sạt lở, nứt núi khi chưa được cơ quan có thẩm quyền thẩm định, cho phép.
Ngoài ra, trong quá trình hoạt động, Công ty CP Yên Phước còn tự ý lấn chiếm đất công ích, mở rộng diện tích khai thác, đổ thải và tập kết than đá ra ngoài vị trí ranh giới được UBND tỉnh Thái Nguyên cấp phép. Việc làm này đã bị UBND các xã Phú Cường và Na Mao nhiều lần phát hiện, lập biên bản, ban hành quyết định xử phạt và yêu cầu khắc phục hậu quả, trả lại hiện trạng đất ban đầu.
“Sau khi xử phạt, chúng tôi đã nhiều lần đôn đốc nhưng đến nay Công ty vẫn chưa thực hiện, chấp hành quyết định của UBND xã”, bà Hoàng Ngọc Bích, Chủ tịch UBND xã Phú Cường thông tin báo chí.
Một lãnh đạo UBND huyện Đại Từ khẳng định: Không chỉ những sai phạm trên, quá trình khai thác, vận chuyển than của Công ty này cũng khiến hạ tầng giao thông qua địa bàn xuống cấp nghiêm trọng, bụi than vương vãi khắp nơi gây thiệt hại lớn, bức xúc trong nhân dân. Khi được yêu cầu khắc phục thì doanh nghiệp khất lần, tìm cách chống đối... Từ những sai phạm trên, UBND huyện Đại Từ đã có văn bản đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét dừng hoạt động của mỏ than Minh Tiến của Công ty CP Yên Phước để khắc phục, bảo đảm việc chấp hành quy định pháp luật trong khai thác, chế biến, kinh doanh than của doanh nghiệp này.
Được biệt, từ đề nghị trên, UBND tỉnh Thái Nguyên đã chỉ đạo Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các sở TN&MT, Xây dựng, Công an tỉnh và UBND huyện Đại Từ... thành lập đoàn thanh tra liên ngành việc chấp hành quy định, mức độ an toàn của mỏ than Minh Tiến. Ông Nguyễn Ngô Quyết, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Thái Nguyên khẳng định trước báo giới: “Đến nay, công tác thanh tra đã hoàn thành, kết luận chính thức sẽ được đoàn thanh tra trình Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên ký ban hành trong vài ngày tới.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.