Nhằm đa dạng hóa cơ cấu vật nuôi, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, tháng 5/2016, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Điện Biên triển khai mô hình chăn nuôi là lai Đông Tảo trên địa bàn 2 phường Nam Thanh và Thanh Trường (TP.Điện Biên Phủ), trong thời gian 6 tháng.
Anh Bùi Ngọc Tuấn (tổ 16, P.Nam Thanh) kiểm tra gà lai Đông Tảo.
Với quy mô 1.980 con, 50 hộ tham gia mô hình được hỗ trợ 100% chi phí con giống, 50% chi phí thức ăn, vắc xin, thuốc thú y, hóa chất sát trùng, chi phí làm chuồng trại và 50% chi phí vật tư còn lại nông dân đóng góp đối ứng.
Tham gia mô hình, các hộ phải cam kết thực hiện đúng quy trình kỹ thuật như: úm gà con, phun thuốc sát trùng, tiêm chủng ngừa đầy đủ các bệnh... Mặt khác, khâu khử trùng chuồng trại phải đảm bảo, mỗi lần thay trấu độn chuồng phải tiến hành phun thuốc khử trùng; khay máng để thức ăn phải vệ sinh sạch sẽ...
Trung tâm Khuyến nông tổ chức tập huấn theo từng giai đoạn để hướng dẫn người dân tham gia nắm vững kiến thức về chăn nuôi gà theo hướng an toàn sinh học và chăm sóc thú y, đảm bảo khả năng chống chọi với dịch bệnh cho đàn gà ở mức cao nhất.
Sau hơn 2 tháng nuôi, nhờ áp dụng đúng các biện pháp kỹ thuật, đàn gà sinh trưởng và phát triển tốt, tỷ lệ sống đạt trên 94%, một số gà hao hụt chủ yếu là do bị cầu trùng, tiêu chảy...; trọng lượng trung bình đạt từ 900 - 1.100 g/con. Tính toán cho thấy, việc nuôi gà lai Đông Tảo cho lợi nhuận cao hơn 30.000 - 40.000 đồng/kg so với nuôi các giống gà thông thường, trừ chi phí, ước thu lãi hơn 4 triệu đồng/50 con, đặc biệt giống gà này rất được thị trường ưa chuộng nên dễ tiêu thụ.
Từ hiệu quả đạt được, mô hình sẽ được nhân rộng ra các hộ chăn nuôi khác ở xã và các huyện khác ở Điện Biên.
Nguyễn Chung
Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) về phát triển vùng trồng dược liệu quý theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo cho bà con người DTTS.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.