Đó là đề nghị của nhiều hội viên Hội Yến sào Phú Yên tại Hội nghị tổng kết hoạt động hội năm 2021 và triển khai phương hướng hoạt động năm 2022 vừa được tổ chức.
Theo ông Khiêm, năm 2021, Hội Yến sào Phú Yên đã phối hợp các chuyên gia, nhà tư vấn kỹ thuật có kinh nghiệm tư vấn các giải pháp kỹ thuật để các hội viên, chủ nhà yến khắc phục những vấn đề kỹ thuật có liên quan nhằm nâng cao hiệu quả nhà yến. Trong năm, Hội đã hỗ trợ chế phẩm sinh học xử lý nấm mốc trong nhà yến cho 10 hội viên. Hội cũng hoàn thành phiếu đề xuất dự án “Xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể “Yến sào Phú Yên” trên địa bàn tỉnh Phú Yên” gửi các sở, ban ngành.
Với tinh thần tương thân tương ái, Hội Yến sào Phú Yên còn vận động hội viên đóng góp 25,5 triệu đồng và nhiều hiện vật để hỗ trợ công tác phòng chống dịch Covid-19 cho Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Phú Yên và Trung tâm Y tế huyện Tuy An; đồng thời vận động hội viên trong và ngoài tỉnh hỗ trợ 40 triệu đồng để giúp đỡ các gia đình có người mất trong đợt mưa lũ cuối tháng 11 vừa qua.
Hỗ trợ kỹ thuật, ngăn chặn nạn săn bắt chim yến
Tại Hội nghị, các hội viên đã trao đổi, chia sẻ thông tin về ngành yến sào cũng như đóng góp nhiều ý kiến, kiến nghị đến ban chấp hành Hội, nhằm phát triển nghề nuôi chim yến trên địa bàn tỉnh đúng hướng, đúng quy hoạch và xây dựng được thương hiệu sản phẩm yến sào Phú Yên.
Hội viên Nguyễn Hữu Bách cho rằng, các hội viên cần nỗ lực hơn nữa, đồng hành xây dựng Hội Yến sào ngày càng lớn mạnh, xây dựng thương hiệu yến sào có uy tín, đưa sản phẩm chất lượng đến với người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, phải xây dựng thương hiệu sản phẩm yến sào riêng của Phú Yên cho doanh nghiệp trong tỉnh để người tiêu dùng không bị nhầm lẫn, tránh tình trạng yến sào từ nơi khác đem đến giả danh yến sào Phú Yên làm ngành yến sào trong tỉnh mất uy tín.
Được biết, đến tháng 12/2021, toàn tỉnh Phú Yên có hơn 900 nhà yến, phân bổ đều ở 9 huyện, thị, thành phố; tổng sản lượng yến thu được ước tính khoảng 1 tấn (trị giá khoảng 240 tỷ đồng), giảm 20% so với năm 2020. Nguyên nhân do vùng thức ăn của chim yến có sự thay đổi, dẫn đến chim phải đi tìm vùng thức ăn xa và ở lại luôn tại đó. Ngoài ra, nạn săn bắt chim yến diễn ra mạnh và rộng hơn cũng góp phần làm gia tăng hiện tượng chim di cư, dịch chuyển lên phía Tây tỉnh Phú Yên.
Ghi nhận những đóng góp, kiến nghị của hội viên, ông Phạm Duy Khiêm cho biết thời gian tới, Hội Yến sào Phú Yên tiếp tục kiện toàn công tác tổ chức hội, phát triển hội viên mới và thành lập các ban, chi hội tại các huyện trên địa bàn tỉnh. Tăng cường sự đoàn kết, chia sẻ thông tin, kết nối giữa các hội viên với nhau và giữa hội viên với hội. Phát huy hiệu quả của Ban Bảo vệ chim yến trong việc phối hợp với các ngành, chính quyền địa phương xử lý nạn săn bắt chim yến. Tổ chức các buổi toạ đàm, giao lưu trao đổi kinh nghiệm về các vấn đề kỹ thuật nhà yến; khảo sát điều tra, phân tích nguyên nhân các nhà yến chưa thành công để tư vấn hỗ trợ các giải pháp khắc phục để nâng cao hiệu quả nhà yến. Hội cũng sẽ xúc tiến công tác triển khai dự án “Xây dựng quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể “Yến sào Phú Yên” trên địa bàn tỉnh Phú Yên”; đồng thời lựa chọn những hộ nuôi yến đủ điều kiện tham gia thị trường xuất khẩu theo sự liên kết với Hiệp hội Yến sào Việt Nam…
Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) về phát triển vùng trồng dược liệu quý theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo cho bà con người DTTS.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.