Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ hai, ngày 17 tháng 6 năm 2019 | 11:8

Đồng Tháp Mười: Hướng đến nuôi thủy sản bền vững

Nuôi trồng thủy sản nước ngọt ngày càng thể hiện vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế vùng Đồng Tháp Mười.

t12t2.jpg
Nuôi thủy sản có vị trí quan trọng trong nền kinh tế của Đồng Tháp Mười.

 

Tuy nhiên, việc phát triển ngành này còn nhiều hạn chế, khoa học kỹ thuật lạc hậu, thiếu vật chất kỹ thuật, môi trường ô nhiễm,… 

Nhiều khó khăn, hạn chế

Đồng Tháp Mười là vùng đất ngập nước của Đồng bằng sông Cửu Long, có diện tích 697.000ha, trải rộng trên ba tỉnh Long An, Tiền Giang và Đồng Tháp.

Theo số liệu thống kê đến năm 2018, diện tích thủy sản nước ngọt vùng Đồng Tháp Mười là 14.713ha, trong đó tỉnh Long An chiếm phần lớn - 9.170ha. Sản lượng thủy sản nuôi nước ngọt đạt 634.465 tấn. 

Tuy nhiên, việc phát triển ngành thủy sản tại đây gặp nhiều khó khăn và hạn chế. Biến đổi khí hậu gây ra nhiều hiện tượng bất thường, là điều kiện thuận lợi cho bệnh thủy sản phát sinh. Quản lý chất lượng giống còn nhiều bất cập. Nuôi trồng thủy sản chưa chú trọng tới việc đa dạng hóa loài nuôi, làm tăng tính rủi ro và giảm tính đa dạng sinh học của hệ sinh thái. Giống thủy sản ở các địa phương khó kiểm soát chất lượng ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất. Công tác quản lý chất lượng đầu vào và giám sát quá trình sản xuất, điều kiện sản xuất của các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thủy sản gặp nhiều khó khăn...

Để phát triển nuôi thủy sản bền vững

Phát biểu tại Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp với chủ đề “Giải phát phát triển nuôi trồng thủy sản nước ngọt bền vững vùng Đồng Tháp Mười” do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Tổng Cục Thủy sản, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Long An tổ chức, TS. Trần Hoài Giang, Phân viện trưởng Phân viện Kinh tế Quy hoạch thủy sản phía Nam, cho rằng: Hiện nay mới chỉ có quy hoạch nuôi trồng thủy sản cho từng tỉnh trong vùng Đồng Tháp Mười mà chưa có quy hoạch nuôi trồng thủy sản chung cho cả vùng. Do đó, tính liên kết giữa các tỉnh trong vùng còn nhiều hạn chế. Ngoại trừ mô hình nuôi cá tra, phần lớn người dân nuôi theo hướng tự phát, nhỏ lẻ, không đồng bộ, vì thế, cần xây dựng đề án cho phát triển cá nước ngọt vùng Đồng Tháp Mười.

Theo ông Trần Thanh Phong, Phó tổng thư ký Hiệp hội Cá tra Việt Nam, cải thiện chất lượng sản phẩm và xây dựng thương hiệu là cần thiết để ngành cá có thể phát triển bền vững.

Ông Trần Công Khôi,  Phó vụ trưởng Vụ Nuôi trồng Thủy sản, nhấn mạnh, để phát triển nuôi trồng thủy sản nước ngọt bền vững, cần tăng cường kiểm soát chặt chẽ con giống từ nơi sản xuất, tăng cường kiểm dịch để đảm bảo chất lượng giống, hạn chế dịch bệnh và nâng cao hiệu quả sản xuất.

Kết luận Diễn đàn, TS. Trần Văn Khởi, Quyền Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tổng hợp các giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản nước ngọt bền vững.

Về công tác quản lý của ngành và địa phương, cần quy hoạch vùng nuôi và quản lý quy hoạch; đầu tư và tạo điều kiện cho phát triển vùng sản xuất tập trung; quản lý đầu vào của sản xuất: nguồn giống, thức ăn, chế phẩm..; tạo điều kiện về cơ chế cho doanh nghiệp, nông hộ mở rộng quy mô sản xuất theo hướng áp dụng đồng bộ tiến bộ kỹ thuật vào nuôi trồng thủy sản...

Về kỹ thuật, tiếp cận và phổ cập nhanh nhất tiến bộ kỹ thuật trong nuôi thủy sản nước ngọt; thống nhất quy trình nuôi chung của vùng, đồng thời linh hoạt trong điều kiện đặc thù của khu vực....; nắm vững kỹ thuật xử lý những bất thường trong sản xuất, phòng trừ bệnh hại; nắm vững thông tin về những rào cản kỹ thuật của một số thị trường chính và biện pháp cần tuân thủ.

Trên cơ sở đó, TS Trần Văn Khởi đề nghị, Trung tâm Khuyến nông các tỉnh trong vùng cần tăng cường chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nuôi trồng các đối tượng cá nước ngọt chủ lực. Viện nghiên cứu thủy sản cần nhanh chóng tổng kết tiến bộ kỹ thuật mới, chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp, nông hộ, hệ thống khuyến nông địa phương để mở rộng phục vụ sản xuất đại trà. Các doanh nghiệp cung cấp đầu vào và thu mua sản phẩm cần có chiến lược xây dựng vùng nguyên liệu và liên kết sản xuất với người nuôi theo chuỗi giá trị, tạo điều kiện phát triển bền vững cả cho doanh nghiệp và cả nông dân.

 

 

Đỗ Tuấn - Nguyễn Nhung
Ý kiến bạn đọc
  • Cà Mau: 1.860ha tôm-rừng đạt chứng nhận ASC Group

    Cà Mau: 1.860ha tôm-rừng đạt chứng nhận ASC Group

    Tổ chức chứng nhận Bureau Veritas trao chứng nhận ASC Group mô hình tôm - rừng ở xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Đây là chứng nhận ASC Group mô hình tôm - rừng đầu tiên lớn nhất ở Việt Nam và thế giới.

  • “Quả ngọt” từ cây riềng đỏ trên đất bazan

    “Quả ngọt” từ cây riềng đỏ trên đất bazan

    Trải rộng cả một vùng đất đỏ bazan gần 100 ha là màu xanh của riềng đỏ, loại cây dễ trồng, dễ tiêu thụ, mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng tiêu chí tổ chức sản xuất và thu nhập của xã nông thôn mới Công Liêm (Nông Cống - Thanh Hóa).

  • Kỳ Sơn phát triển trồng dược liệu quý: Cơ hội và thách thức

    Kỳ Sơn phát triển trồng dược liệu quý: Cơ hội và thách thức

    Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) về phát triển vùng trồng dược liệu quý theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo cho bà con người DTTS.

  • Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông và Tư vấn dịch vụ nông nghiệp tỉnh Bến Tre (Trung tâm) đã triển khai thực hiện nhiều mô hình, dự án khuyến nông hỗ trợ nhà nông sản xuất các loại nông sản chủ lực, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

  • Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Anh Lê Minh Vương ở thôn Tân Sơn 1, xã Thành Hải (TP. Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận) là một trong 85 doanh nông nhận được thư khen của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan với dự án khởi nghiệp xanh tạo ra những sản phẩm phân bón hữu cơ từ trùn (giun) quế.

  • Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.

Top