Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 27 tháng 11 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 26 tháng 8 năm 2018 | 13:46

DTQG không đồng nghĩa phải quốc hữu hóa đất và tài sản trên đất

Ông Vương Duy Bảo đề nghị Thủ tướng giải quyết trả lại mảnh đất gắn với tòa dinh thự hơn 100 tuổi của họ Vương người H’mông ở Hà Giang.

 

dinh-vua-meo.jpg

Cháu nội "vua Mèo" kêu cứu

Ngày 21/7, ông Vương Duy Bảo có đơn gửi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tòa dinh thự họ Vương. Trong đơn, ông Bảo nhắc lại năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh kết làm anh em với Vua Mèo Vương Chí Sình (Vương Chí Thành).

Ông Vương Duy Bảo, nguyên Phó Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở - Bộ VH-TT-DL, cho biết, năm 1993, dinh thự họ Vương được Bộ VH-TT (nay là Bộ VH-TT-DL) công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia nhưng gia đình không được bàn bạc, thông báo.

Năm 2002, gia đình họ Vương mới biết quyết định này khi cán bộ địa phương tới đưa những người họ hàng của ông ra khỏi dinh thự với lý do dựa trên Văn bản 937-QĐ/BT của Bộ VH-TT, cơ quan chức năng của tỉnh sẽ trùng tu dinh thự làm bảo tàng. Theo ông Bảo, dù làm việc ở Bộ VH-TT nhưng ông không được thông báo việc dinh thự của gia đình được công nhận là di tích.

Ông Bảo cho biết: "Việc công nhận di tích cho ngôi nhà gia đình đang sinh sống nhưng không thông báo đã khiến bố tôi là cụ Vương Quỳnh Sơn khi đó nổi cáu. Bố tôi có thư gửi tới lãnh đạo Đảng, Chính phủ và Bộ trưởng Bộ VH-TT". Ông cũng cho hay vào tháng 3/2002, Bộ trưởng Bộ VH-TT lúc đó là ông Phạm Quang Nghị đã có văn bản khẳng định Bộ không quốc hữu hóa quyền sở hữu ngôi nhà của những người trong gia đình được quyền thừa kế hợp pháp.

Tuy nhiên, gần đây, Hà Giang đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của dinh thự cho Phòng VH-TT huyện Đồng Văn quản lý. Theo ông Bảo, từ trước đến nay, ông chưa bao giờ ký bất cứ văn bản nào mua bán, trao đổi hay hiến tòa dinh thự này cho nhà nước, chính vì vậy, việc cấp sổ đỏ của dinh thự gia đình cho Phòng VH-TT huyện Đồng Văn quản lý là việc lạ đời.

Do đó, tháng 6/2018, ông Vương Duy Bảo đại diện cho con cháu dòng họ có đơn gửi Thứ trưởng Bộ VH-TT-DL Đặng Thị Bích Liên đề nghị làm rõ việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản trên đất đối với khu di tích dinh thự họ Vương. Ông Vương Duy Bảo cũng gửi đơn kiến nghị đến Thủ tướng về việc này.

Ngày 16/8, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình có văn bản yêu cầu UBND tỉnh Hà Giang, Bộ VH-TT-DL báo cáo tổng quan quá trình xử lý, giải quyết kiến nghị trước ngày 31/8.

Hà Giang nhận sai sót, sẽ thu hồi sổ đỏ

Chiều 23/8, ông Trần Đức Quý, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang, cho biết, sẽ thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất mà Sở Tài nguyên - Môi trường cấp cho Phòng Văn hóa Thông tin huyện Đồng Văn (Hà Giang) năm 2012 do việc cấp sổ đỏ dinh vua Mèo cho Phòng Văn hóa Thông tin Đồng Văn là sai quy định.

dinh.jpg

Ông Quý cho biết thêm năm 2012, địa phương đã rà soát các địa điểm thuộc quyền quản lý nhà nước để cấp sổ đỏ. Sau đó, tỉnh cấp sổ đỏ dinh vua Mèo cho Phòng Văn hóa Thông tin huyện Đồng Văn để phụ trách quản lý đất đai và di tích. "Không có chuyện lợi dụng việc cấp sổ đỏ để phục vụ lợi ích của cá nhân nào đó mà hoàn toàn là vì việc chung. Hoàn toàn không phải chúng tôi cấp sổ đỏ dinh họ Vương là thu hồi đất giao cho lãnh đạo hay cá nhân nào" - ông Quý nói.

Theo ông Quý, hiện, việc xử lý trách nhiệm các cá nhân, tổ chức trong việc cấp sai này cần xem xét tùy vào mức độ và mục đích của việc làm, vì cái chung hay lợi ích riêng, có phải do năng lực trình độ còn hạn chế hay không? Nếu cấp vì mục đích cá nhân thì sẽ bị xử lý nặng. Còn do anh em nghiên cứu chưa kỹ, sơ suất, trình độ chuyên môn chưa hiểu rõ thì xem xét.

Cũng theo ông Quý, nếu gia đình ông Vương Duy Bảo chứng minh được quyền thừa kế hợp pháp thì mới được cấp sổ đỏ.

Được biết, năm 2002, khi gia đình họ Vương chuyển ra ngoài phục vụ trùng tu di tích dinh thự vua Mèo, nhà nước đã hỗ trợ 500 triệu đồng. Riêng gia đình ông Vương Quỳnh Sơn (bố ông Vương Duy Bảo, sinh sống tại Hà Nội) nhận số tiền 320 triệu đồng còn 6 hộ còn lại mỗi hộ nhận 30 triệu đồng và đất để dựng nhà bên ngoài khu dinh thự. Ngoài ra, một số người được tạo điều kiện tham gia việc hướng dẫn, quản lý tại khu dinh.

Tại văn bản kết luận và các cuộc làm việc ở thời điểm năm 2002, Bộ Văn hoá Thông tin (Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch hiện nay) đều khẳng định công nhận di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia nhưng không đồng nghĩa quốc hữu hoá dinh thự họ Vương.

Không quốc hữu hóa di tích quốc gia có chủ

Hà Giang cấp sổ đỏ khu dinh thự "Vua Mèo" cho Phòng VH-TT huyện Đồng Văn năm 2012, thời điểm mà du lịch tới tỉnh miền núi này đang khởi sắc. Cùng với cao nguyên đá Đồng Văn, cột cờ Lũng Cú ở cực Bắc của Tổ quốc, dòng sông Nho Quế thơ mộng hay hoa tam giác mạch quyến rũ…, khu dinh thự "Vua Mèo" là điểm đến khó có thể bỏ qua đối với bất cứ du khách nào tới Hà Giang. Cũng vì thế, nó mang lại nguồn thu không nhỏ cho ai sở hữu và quản lý khu dinh thự "Vua Mèo".

Việc giấy chứng nhận quyền sở hữu dinh thự "Vua Mèo" cho Phòng VH-TT huyện Đồng Văn là do trình độ năng lực hạn chế không nhận ra việc làm sai pháp luật hay do nguồn lợi từ việc khai thác du lịch mang lại? Lãnh đạo tỉnh Hà Giang nói đang làm rõ động cơ, trách nhiệm của những cá nhân, tổ chức trong vấn đề này.

Ông Trần Đình Thành, Cục phó Cục Di sản văn hóa, Bộ VH-TT-DL, cho biết, về nguyên tắc, khi nhà nước công nhận di tích quốc gia không đồng nghĩa với việc buộc chủ sở hữu phải quốc hữu hóa đất và tài sản trên đất. Ông Thành khẳng định đây là tài sản của con người, được quy định rõ trong Bộ Luật Dân sự. Luật Di sản văn hóa chỉ quy định những điều cần thiết bảo vệ di sản một cách tốt nhất chứ không quốc hữu hóa đất và tài sản trên đất.

Hiện, tỉnh Hà Giang đang xúc tiến kiểm tra lại hồ sơ, hiện trạng để hoàn thành báo cáo trước ngày 31/8 những vấn đề xung quanh kiến nghị về di tích dinh thự họ Vương.

 

 

 

Vân Nhi (tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Nông nghiệp Núi Thành khởi sắc toàn diện

    Nông nghiệp Núi Thành khởi sắc toàn diện

    Huyện Núi Thành sau 3 năm thực hiện Kết luận số 91 ngày 14/10/2021 của Tỉnh ủy Quảng Nam về phát triển bền vững nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới đã có nhiều dấu ấn, nhất là phát triển nông nghiệp toàn diện, thích ứng với biến đổi khí hậu.

  • Thách thức và giải pháp phát triển nông nghiệp thông minh, bền vững

    Thách thức và giải pháp phát triển nông nghiệp thông minh, bền vững

    Các lĩnh vực của ngành nông nghiệp (NN) đang đẩy mạnh chuyển đổi số, tuy nhiên, quá trình số hóa đang gặp nhiều khó khăn, thách thức. Tỷ lệ nông dân có khả năng tiếp cận và áp dụng các ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất (SX) vẫn còn rất hạn chế. Nhiều doanh nghiệp và hộ SX nhỏ chưa có đủ nguồn lực tài chính để đầu tư vào các hệ thống NN thông minh. Điều này tạo ra rào cản trong việc ứng dụng công nghệ số vào SX NN.

  • Hà Tĩnh: Gần 100 ha cây trồng được cấp chứng nhận hữu cơ

    Hà Tĩnh: Gần 100 ha cây trồng được cấp chứng nhận hữu cơ

    Hà Tĩnh có gần 100 ha cây trồng được cấp chứng nhận hữu cơ còn hiệu lực với các sản phẩm thế mạnh như: lúa, bưởi, cam,… góp phần tạo ra những giá trị mới trong sản xuất.

Top