Theo Công ty An Phát, công tác giải phóng mặt bằng dự án đạt 99% và đền bù đầy đủ cho các hộ dân, nhưng hiện có đến 41 trường hợp cần phải xác minh lại về việc đền bù giải phóng mặt bằng, thậm chí có nhiều hộ còn chưa nhận được phương án đền bù.
Trên 16.000m2 đất của dự án cần kiểm tra lại
Trong Văn bản số 05/2019/BC-AP ngày 16/4/2019 của Công ty An Phát gửi UBND huyện Mê Linh, báo cáo tiến độ thực hiện dự án và kế hoạch triển khai dự án, dự án được giải phóng mặt bằng đạt 99% và đền bù đầy đủ cho dân.
Nhưng thực tế hiện nay, theo tài liệu cung cấp của Trung tâm Phát triển quỹ đất và tìm hiểu của phóng viên có 41 trường hợp cần phải xác minh lại về việc đền bù giải phóng mặt bằng, diện tích chưa GPMB lên đến trên 16.500m2, chủ yếu nằm tại địa bàn của 2 xã Thanh Lâm và Đại Thịnh.
Để kiểm tra những tồn tại và vướng mắc tại dự án khu Du lịch 79 Mùa Xuân, UBND huyện Mê Linh đã ban hành Quyết định số 3945/QĐ-UBND ngày 02/12/2020 về việc thành lập Tổ công tác xác định cụ thể các ô đất chưa hoàn thành công tác GPMB tại khu du lịch 79 Mùa Xuân.
Tổ công tác do Phó trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Mê Linh Trần Văn Minh làm tổ trưởng. Ngày 29/4/2021, Tổ trưởng Trần Văn Minh đã ký văn bản gửi UBND xã Đại Thịnh; xã Thanh Lâm; Công ty cổ phần đầu tư và du lịch An Phát; Trung tâm Phát triển quỹ đất; Văn Phòng đăng ký đất đai chi nhánh Mê Linh và Thanh huyện, đề nghị chính quyền và các đơn vị chức năng kiểm tra, xác nhận diện tích 16.514,9m2 thuộc các ô đất tại 2 xã Thanh Lâm và Đại Thịnh
Trong đó có 10.345,7m2 đất của 41 hộ gia đình tại xã Thanh Lâm và 6.169,2m2 do UBND xã đang quản lý, sử dụng và 1.692m2 thuộc xã Đại Thịnh, đã phê duyệt phương án hay chưa? Nếu đã phê duyệt thì tại Quyết định nào và chi trả tiền hay chưa?
Nếu căn cứ vào văn bản của Tổ công tác do Phó trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Mê Linh Trần Văn Minh làm tổ trưởng, gửi chính quyền của 2 xã Thanh Lâm, Đại Thịnh và các đơn vị chức năng thì có thể thấy hơn 16.000m2 đất của Dự án 79 Mùa Xuân chưa hoàn thành công tác GPMB hoặc còn nhiều vướng mắc trong quá trình đền bù, mà đến nay vẫn chưa có phương án đền bù được phê duyệt.
Vì sao người dân chưa bàn giao đất cho Dự án 79 Mùa Xuân? Không những không bàn giao lại cho Công ty An Phát mà lại tiếp tục xây dựng nhà? Để tìm hiểu chính xác nguyên nhân chậm bàn giao mặt bằng, phóng viên Kinh tế nông thôn đã trực tiếp gặp gia đình ông Phạm Văn Quế là 1 trong 41 hộ vẫn đang sinh sống ở đây.
Mức bồi thường chưa thỏa đáng
Hiện nay, gia đình ông Phạm Văn Quế và một số hộ khác vẫn đang sinh sống, đều nằm trong phạm vi của Dự án 79 Mùa Xuân. Gặp bà Nguyễn Thị Lý là vợ của ông Phạm Văn Quế, sau khi nêu vấn đề phóng viên cần tìm hiểu về việc gia đình bà không bàn giao đất cho Công ty An Phát, thậm chí gia đình bà còn cản trở, gây gổ, thách thức cán bộ của Công ty An Phát xây dựng cổng để bảo vệ đất của dự án.
Không giấu nổi sự bức xúc của mình, trước thông tin mà Công ty An Phát nêu ra trong văn bản gửi UBND huyện, bà Nguyễn Thị Lý bức xúc cho biết: Không phải gia đình chúng tôi chống đối hay có bất kỳ hành vi nào ngăn cản cả, mà chính Công ty An Phát đến làm việc với chúng tôi với thái độ đe dọa, gây sức ép khi chưa có bất cứ một thông báo nào của chính quyền địa phương hoặc doanh nghiệp về việc thu hồi đất của gia đình chúng tôi giao cho dự án.
“Đất này là của cha ông chúng tôi để lại và được chính quyền cấp thêm với mục đích giãn dân. Năm 2003, Công ty An Phát cùng rất nhiều người, trong đó có chính quyền đến gia đình tôi và đề nghị gia đình tôi ký vào các văn bản kiểm đếm tài sản. Chúng tôi không ký vì không biết thực hư thế nào, tại sao lại phải ký để giao đất cho Công ty An Phát mà gia đình chúng tôi chưa nhận bất kỳ một văn bản nào của chính quyền liên quan đến việc thu hồi đất”, bà Lý cho biết.
Sau đó rất nhiều lần Giám đốc Công ty An Phát đến gây sức ép và vận động gia đình tôi nhận tiền đền bù từ Công ty, nhưng với số tiền quá ít ỏi, chỉ trên dưới 94 triệu đồng, nhưng gia đình chúng tôi từ chối và đề nghị Công ty An Phát phải thỏa thuận mức đền bù, nếu được, chúng tôi sẽ bàn giao đất cho Công ty.
Không nhận được sự hợp tác của gia đình chúng tôi, Công ty An Phát đã cho công nhân mang máy xúc đến để đào hố và dựng cổng chắn ngay sát cổng của nhà chúng tôi. Do chỉ có một con đường duy nhất ra bên ngoài, nên gia đình tôi đã làm đơn gửi chính quyền xã yêu cầu Công ty An Phát dừng ngay việc thi công này.
"Còn về việc xây dựng nhà của gia đình tôi, vì chưa có bất kỳ văn bản nào liên quan đến việc bồi thường, mức bồi thường là bao nhiêu, nên trong quá trình sinh sống, chúng tôi đã làm thêm tầng 2 để tiện cho sinh hoạt, vì đây vẫn là đất thuộc quyền quản lý và sử dụng của chúng tôi", bà Lý cho thêm.
Như vậy, có thể khẳng định, không hề có chuyện cản trở hay gây khó khăn gì cho Công ty An Phát, mà ở đây là việc chưa có phương án đền bù đất cho gia đình ông Phạm Văn Quế và một số gia đình khác chưa thỏa đáng.
Theo tìm hiểu của phóng viên Kinh tế nông thôn, khu đất Công ty An Phát xây dựng biệt thự để bán đã được Công ty xây dựng xong phần thô, nhưng nhiều năm qua bỏ không, rất lãng phí đất đai.
Được biết, UBND huyện Mê Linh đang tiến hành kiểm tra và rà soát lại việc bồi thường GPMB của dự án, báo cáo UBND TP Hà Nội xem xét và giải quyết. Tuy nhiên, theo phản ánh của những hộ dân sinh sống ở đây, dự án này đã dừng triển khai nhiều năm, nếu không hiệu quả, đề nghị TP Hà Nội thu hồi để giao cho chủ đầu tư khác có năng lực thực hiện.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.