Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 31 tháng 5 năm 2019 | 13:53

Dùng màng phủ NN trong canh tác: Mô hình thích ứng với BĐKH

Nhờ trồng khổ qua (mướp đắng) bằng màng phủ nông nghiệp, gia đình chị Phan Thị Thảo, ở thôn Phú Thạnh, xã An Chấn (Tuy An - Phú Yên) có thu trên 50 triệu đồng/năm/1.000m2.

khoqua_py.JPG
Chị Phan Thị Thảo thu hoạch khổ qua.

 

Hiệu quả từ màng phủ nông nghiệp

Gần đây, năm nào gia đình chị Thảo cũng trồng hai vụ khổ qua/năm, đó là vụ đông xuân và hè thu. Điều đáng nói là, chị dùng màng phủ nông nghiệp trong canh tác khổ qua nên vụ nào gia đình cũng đạt năng suất cao và thu về lợi nhuận khá hấp dẫn so với một số cây trồng ngắn ngày khác như đậu xanh, lúa…

Chị Thảo chia sẻ, những năm gần đây, do thời tiết khắc nghiệt, mùa nắng thì hiện tượng khô hạn, thiếu nước tưới trầm trọng, mùa mưa thì lũ lụt, gió bão, làm cho cây trồng thường xuyên bị ngã đổ, dẫn đến năng suất đạt thấp, sản phẩm làm ra kém chất lượng.

Thích ứng với thời tiết khắc nghiệt, gia đình chị chọn cây khổ qua để trồng. Việc đầu tiên, chị chọn ra hai vùng đất để trồng hai vụ khổ qua trong một năm. Vụ hè thu, trồng khổ qua ở chân đất trũng dưới đồng bằng; vụ đông xuân, trồng chân đất đồi cao. Với cách làm này, chị đã khắc phục được tình trạng thiếu nước tưới cho cây khổ qua ở vụ hè thu và tránh được tình trạng ngập úng, ngã đỗ cây ở vụ đông xuân.

Vụ nào, ruộng khổ qua nhà chị cũng cho năng suất cao và đạt các tiêu chuẩn phẩm chất để bán ra thị trường với giá cả ổn định, nhờ áp dụng tổng hợp các biện pháp chăm sóc, đặc biệt là khâu chuẩn bị đất trồng, lên luống, xử lý đất và kết hợp bón lót đầy đủ, cân đối các thành phần phân hữu cơ hoai mục, phân lân…,; áp dụng phương pháp dùng màng phủ nông nghiệp để canh tác.

Màng phủ nông nghiệp có tác dụng quản lý được cỏ dại; hạn chế sự thất thoát phân bón qua các con đường như rửa trôi, bốc hơi…; khống chế các loại sâu, bệnh gây hại phát sinh từ môi trường đất; tiết kiệm đáng kể lượng nước tưới cho cây.

Ngoài ra, chị còn tuân thủ quy tắc dùng thuốc “4 đúng”, ưu tiên sử dụng các chế phẩm sinh học để phòng trừ sâu bệnh. “Trồng khổ qua sợ nhất là ruồi vàng đẻ trứng vào trái, sinh dòi, làm tổn thất rất lớn, nhưng giờ thì đã biết cách phòng trừ đối tượng ruồi vàng nguy hiểm này bằng các phương pháp xua đuổi hoặc dẫn dụ bằng bẫy pheromone”, chị Thảo nói.

Nhân rộng mô hình

Cây khổ qua từ lúc trồng đến khi thu hoạch lứa trái đầu tiên khoảng 40 ngày, thời gian thu hoạch có thể kéo dài trên hai tháng nếu cây được chăm sóc tốt. Vụ đông xuân năm 2018- 2019, chỉ với 2 sào (1 sào Trung Bộ = 500m2) đất đồi, gia đình chị thu lãi trên 30 triệu đồng.

Chị Thảo tiết lộ, thời điểm giá bán trái khổ qua cao nhất trong năm là rơi vào tầm ngày 20-30 tháng Chạp, vì lúc này tâm lý nhà nào cũng mua khổ qua để cúng cuối năm nên khổ qua có giá 40.000-50.000 đồng/kg. Vì vậy, năm nào chị cũng canh thời điểm trồng để cứ đến trước Tết âm lịch tầm 10 ngày là có sản phẩm để bán. Vụ hè thu năm nay, 2 sào khổ qua của gia đình chị đang cho thu hoạch những lứa trái đầu tiên. Hiện nay, giá khổ qua là 15.000đồng/kg, dự kiến thời điểm thu hoạch rộ sẽ rơi vào Tết Đoan ngọ (5/5 âm lịch), lúc này giá có thể lên trên 20.000đồng/kg.

Với 1.000 m2 trồng khổ qua, sản lượng  2.000 - 2.500 kg/vụ, giá bán bình quân 15.000 đồng/kg, gia đình chị Thảo có thu trên 50 triệu đồng/năm.

 

 

Lê Hữu Phúc
Ý kiến bạn đọc
  • Cà Mau: 1.860ha tôm-rừng đạt chứng nhận ASC Group

    Cà Mau: 1.860ha tôm-rừng đạt chứng nhận ASC Group

    Tổ chức chứng nhận Bureau Veritas trao chứng nhận ASC Group mô hình tôm - rừng ở xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Đây là chứng nhận ASC Group mô hình tôm - rừng đầu tiên lớn nhất ở Việt Nam và thế giới.

  • “Quả ngọt” từ cây riềng đỏ trên đất bazan

    “Quả ngọt” từ cây riềng đỏ trên đất bazan

    Trải rộng cả một vùng đất đỏ bazan gần 100 ha là màu xanh của riềng đỏ, loại cây dễ trồng, dễ tiêu thụ, mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng tiêu chí tổ chức sản xuất và thu nhập của xã nông thôn mới Công Liêm (Nông Cống - Thanh Hóa).

  • Kỳ Sơn phát triển trồng dược liệu quý: Cơ hội và thách thức

    Kỳ Sơn phát triển trồng dược liệu quý: Cơ hội và thách thức

    Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) về phát triển vùng trồng dược liệu quý theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo cho bà con người DTTS.

  • Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông và Tư vấn dịch vụ nông nghiệp tỉnh Bến Tre (Trung tâm) đã triển khai thực hiện nhiều mô hình, dự án khuyến nông hỗ trợ nhà nông sản xuất các loại nông sản chủ lực, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

  • Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Anh Lê Minh Vương ở thôn Tân Sơn 1, xã Thành Hải (TP. Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận) là một trong 85 doanh nông nhận được thư khen của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan với dự án khởi nghiệp xanh tạo ra những sản phẩm phân bón hữu cơ từ trùn (giun) quế.

  • Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.

Top