Với đam mê làm nông nghiệp sạch, anh Huỳnh Văn Dân, ngụ xã Lạc Tấn (Tân Trụ - Long An) dù đã tốt nghiệp thạc sĩ quản trị kinh doanh, đang làm việc cho một ngân hàng tại TP. HCM, vẫn về quê mày mò thử nghiệm áp dụng thành công mô hình nuôi hươu sao.
Sau thời gian vất vả chăm sóc, những con hươu sao đầu tiên trên đất Long An đã mọc nhung và sinh sản. Bước đầu có thành quả, Dân quyết định mở rộng diện tích nuôi hươu trên vườn nhà 10.000m2 trong năm nay, tiến tới xây dựng một “Green Farm” ở vùng quê này.
Mạo hiểm tìm hướng đi mới
Tốt nghiệp chuyên ngành Quảng trị kinh doanh nhưng Dân vẫn giữ trong mình niềm đam mê với cây cối và các loài vật nuôi. Để thỏa mãn niềm đam mê, ngoài trồng cây, anh còn tìm tòi học hỏi và nghiên cứu về các loài vật có giá trị kinh tế cao nuôi theo mô hình mới ở các tỉnh, thành lân cận. Năm 2019, chàng thanh niên này tình cờ đọc được bài báo trên Báo Kinh tế nông thôn về loài vật nuôi cho giá trị thương phẩm cao hơn các loài vật nuôi truyền thống: heo, bò, dê…, đó là mô hình nuôi hươu sao rất thành công tại các khu vực miền núi trung du.
Mô hình nuôi hươu sao khai thác nhung mang lại giá trị kinh tế cao bởi nó là dược liệu quý hiếm không thể thiếu trong ngành chế biến dược phẩm, đặc biệt là trong sản xuất các loại thuốc Đông y và Tây y. Ngày nay, nhung hươu được sử dụng phổ biến trong gia đình như món ăn truyền thống dùng để bồi bổ sức khỏe cho mọi lứa tuổi.
Từ bài báo đó, anh nảy sinh ý tưởng “Tại sao mình không thử nuôi hươu, khi vùng đất Long An thuận lợi về khí hậu và nguồn thức ăn dồi dào?”.
Tuy nhiên, xung quanh anh chẳng ai nuôi hươu, tài liệu hướng dẫn nuôi loài vật này trong môi trường thuần hóa cũng không nhiều. Không kìm nổi sự tò mò, anh lên mạng tìm đọc các tài liệu và hiểu rõ hơn những giá trị kinh tế mà nguồn nhung hươu đem lại. Từ đó, anh càng quyết tâm thực hiện ý tưởng của mình.
Sau một thời gian tìm kiếm, anh Dân mua hươu sao từ Hà Tĩnh với giá con giống khoảng 25 triệu/con về nuôi thử nghiệm. Tuy nhiên, vì vận chuyển xa, lại chưa có kinh nghiệm chăm sóc nên kết quả bước đầu không như mong muốn. Không nản chí, cuối năm 2019, anh lại tiếp tục tìm kiếm và mua thêm 10 con giống ở Đà Lạt (Lâm Đồng) để thử nghiệm một lần nữa.
Sau 2 năm vất vả chăm sóc, anh đã mỉm cười với thành quả ngọt ngào. Hiện nay, mỗi năm anh thu hoạch nhung hươu 2 lần. Theo anh, mùa nhung hươu đầu tiên trong năm bắt đầu từ tháng 5 - 6, đợt thứ hai bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau.
Mỗi con hươu, 1 lần thu hoạch được một cặp nhung có trọng lượng 400 - 600g, giá bán lẻ nhung hươu sạch trên thị trường hiện nay là 2,2 triệu đồng/100g. Ngoài ra, nhung hươu của anh được còn được cung cấp cho một công ty chuyên thu mua nhung hươu xuất khẩu đi Nhật. Dự kiến, năm sau sẽ là thời điểm mà trang trại anh sẽ tăng trưởng về số lượng và chất lượng để bước đầu ổn định nguồn nhung hươu cung cấp cho thị trường.
Dù biết rằng con đường đi của mình mạo hiểm nhưng anh vẫn tin tưởng và kiên trì thực hiện đến cùng: “Mình không muốn đi theo lối mòn của nông nghiệp Việt Nam là làm theo phong trào tự phát. Mình muốn làm theo hướng nông nghiệp sạch, khác biệt, đồng thời khai mở một cơ hội, để nhiều người nông dân tham gia cùng làm”, anh Dân chia sẻ.
Cùng nông dân thay đổi mô hình cây trồng, vật nuôi mới
Thời gian đầu “khởi nghiệp” nuôi hươu của anh Dân vô cùng khó khăn. Không kiến thức, kinh nghiệm chăm sóc, không người hướng dẫn, gia đình anh phải phải thuê người để phụ giúp chăm sóc, trông nom trang trại.
Điều thuận lợi nhất là được thiên nhiên ưu đãi, khí hậu ở Long An quanh năm phù hợp để hươu sao phát triển. Tuy vậy, anh muốn tìm ra kỹ thuật chăm sóc với chi phí thấp nhất nhưng vẫn được năng suất cao. Vì thế, anh thử nghiệm cho ăn trên nhiều phụ phẩm nông nghiệp: bã đậu, thân cây chuối, cỏ,… với những loại cây dễ trồng và để tìm ra nguồn thức ăn phù hợp nhất với chi phí thấp nhất có thể. Hươu là loại động vật khá phàm ăn nên chi phí nuôi cũng không cao, chuồng trại chỉ cần chắc chắn và đặt nơi yên tĩnh là được, diện tích khoảng 4-5m2 cho một con.
Dựa vào những kinh nghiệm tích lũy được trong quá trình chăn nuôi nhỏ lẻ trước đây, anh bắt đầu thử áp dụng và điều chỉnh nguồn thức ăn cũng như cách thức chăm sóc để phù hợp với môi trường khí hậu vùng này. Anh áp dụng các kỹ thuật quản lý chăm sóc rất nghiêm ngặt, ghi chép và theo dõi sát sao quá trình sinh trưởng để có những điều chỉnh phù hợp.
Anh dự định tìm kiếm hợp tác một số đối tác tiêu thụ ổn định và hỗ trợ người dân địa phương nhân bản, triển khai mô hình mới này
“Công ty Nông trại xanh Phương Nam ra đời với mong muốn cung cấp cho thị trường những sản phẩm nông nghiệp chất lượng và an toàn, để phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu sang những thị trường khó tính như Nhật Bản”, anh Dân nói.
Đồng thời, anh cũng muốn đồng hành cùng nông dân thay đổi mô hình cây trồng - vật nuôi mới, cải thiện kinh tế gia đình, cho nên anh đã mạo hiểm dấn thân vào lĩnh vực này.
Hiện nay, bước đầu đã hoàn thiện cơ bản về kỹ thuật nuôi và khai thác nhung, sau đó Nông trại xanh Phương Nam sẽ tìm kiếm hợp tác một số đối tác tiêu thụ ổn định và hỗ trợ người dân địa phương nhân bản và triển khai mô hình mới này.
Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) về phát triển vùng trồng dược liệu quý theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo cho bà con người DTTS.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.