Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 15 tháng 1 năm 2021 | 13:22

Gặp người trồng hoa hồng cổ ở xứ nóng Nghệ An

Từ người đam mê hoa hồng cổ và trồng 1 chậu hoa để làm cảnh, chị Hồ Thị Diệu Thuý, quê ở xã Nam Thanh (Nam Đàn - Nghệ An) đã có 2ha hoa hồng để chiết xuất tinh dầu, làm mỹ phẩm, thu lãi 25 triệu đồng/tháng.

Chưa hết, sắp tới chị còn dự định làm du lịch sinh thái, vì khách đến chụp ảnh rất đông.

 

t15.JPG
Chị Thuý tham gia hái hoa vào những ngày nghỉ cuối tuần.
 

Từ đam mê hoa hồng cổ

Chị Hồ Thị Diệu Thuý công tác tại Trung tâm Đào tạo nghề lao động nông thôn ở TP. Vinh. Chị tâm sự, chị yêu hoa hồng và thích trồng hoa từ thuở nhỏ. Cách đây 5 năm,  chị trồng thử 1 cây hoa hồng trong chậu để chơi ở khu chung cư. Vì vậy, chị thường vào mạng tìm hiểu cách chăm sóc hồng, không ngờ, càng tìm hiểu càng mê. Chợt nhớ, ở quê còn 2ha đất trồng hoa màu không hiệu quả, trong khi hoa hồng, nhất là hồng cổ có giá rất cao, 400.000 đồng đến  1 triệu đồng/cây.

Vì vậy, chị mạnh dạn chi 500 triệu đồng để đưa hoa hồng cổ về quê, phủ kín 2ha đất với đủ các loại như: Hồng cổ Sa Pa; hồng Văn Khôi (nguồn gốc ở Nghệ An); hồng đào cổ Nam Định; hồng bạch xếp, giống cây hồng đào cổ nhưng màu trắng tinh khiết (đột biến gen từ hồng đào cổ); hồng bạch ho (trị ho cho trẻ em); hồng cổ Hải Phòng…

Tuy nhiên, vườn hồng đa sắc màu của chị đã gặp phải trở ngại lớn do Nghệ An là xứ sở của gió Lào cát trắng, đến mùa hè phải mất rất nhiều công chăm sóc, chủ yếu là tưới nước 2 lần/ngày vào buổi sáng và chiều muộn. Chưa kể, có lúc nắng nóng, hồng chết ¼ vườn, phải chờ sang thu để bổ sung cây mới, và sau 1 năm mới ra hoa.

Nhưng với nỗ lực không ngừng, cây hồng đầu tiên chị đã bán được 300.000 đồng tại vườn. Các cây giống trong vườn hồng của chị có giá 150.000 đống đến 3 triệu đồng/cây.

Bình quân, vườn hồng của chị Thuý mỗi tháng bán được 30 - 40 triệu đồng, cả cây to, nhỏ, cây to 500.000 đồng đến 1 triệu đồng/cây. Mục đích của chị trồng hoa để bán cây, thu hoạch hoa để chưng cất nước hoa hồng, chế biến mỹ phẩm; làm du lịch sinh thái, do hàng ngày, nhất là dịp lễ Tết, khách đến chụp ảnh, mua hoa rất đông. Theo lịch trình trên, trước mắt, chị Thuý đã đạt được 2 mục đích: bán cây giống, xây dựng nhà xưởng chưng cất nước hoa, chế biến mỹ phẩm. Hạ tầng du lịch sinh thái đang từng bước hoàn thiện.

Đến chiết xuất tinh dầu lãi “khủng” 

Đúng là trong cái rủi có cái may, đầu năm 2020, khi dịch Covid-19 bùng phát, nhiều công ty, doanh nghiệp trên cả nước phải đóng cửa thì chị Thuý làm ngược lại, chi 250 triệu đồng để xây dựng nhà xưởng, 200 triệu đồng mua máy chiết xuất tinh dầu, và bắt đầu sản xuất từ tháng 3/2020 đến nay.

Ngay từ khi bắt đầu trồng hồng, chị Thuý đã phối hợp với một tiến sỹ hoá học ở Nghệ An, mày mò cách chiết xuất tinh dầu, và mua nồi công suất nhỏ tự chiết xuất. Đồng thời, theo dõi xem giống hoa nào có tinh dầu tốt nhất, do vậy, khi mua máy về, chị đã sử dụng và điều hành được ngay. Hiện, mỗi tháng thu 10 lần tinh dầu, mỗi lần khoảng 10 lít, 1kg hoa cho 0,4 lít dầu.

Để quản lý vườn hoa nói trên, chị Thuý phải thuê 4 nhân công chuyên làm cỏ, chăm sóc vườn, bình quân 4 triệu đồng/người/tháng, và 2 nhân công phụ trách mảng chế biến. Doanh thu từ mỹ phẩm đạt 1 – 1,5 triệu đồng/ngày, khoảng 45 triệu đồng/tháng, trừ chi phí, lợi nhuận chị thu về khoảng 25 triệu đồng/tháng.

 

t15a.JPG
Chị Thuý đang chưng cất tinh dầu hoa hồng.

 

“Năm 2020, giá bán các loại tinh dầu đang được “khuyến mại” để chia sẻ với người tiêu dùng, năm 2021 sẽ bán đúng giá. Hiện, 1 lọ tinh dầu 100 ml giá 150.000 đồng; trà hoa hồng, đóng lọ thuỷ tinh 100g, giá 150.000 đồng/lọ; bột cánh hoa hồng để đắp mặt nạ, giá 150.000 đồng/lọ 40g. Túi thơm treo xe ô tô, tủ quần áo, giá 100.000 đồng/túi”, chị Thuý cho biết thêm.

Chung tay cùng người làm vườn

Trao đổi với chúng tôi, anh Nguyễn Thế Thắng, Chủ tịch Hội Làm vườn Nghệ An, cho biết: “Chị Thuý công tác tại TP. Vinh và hiện  là thành viên của HLV Nghệ An khoá VI, nhiệm kỳ 2018 – 2023. Đến thời điểm này, Hội Làm vườn tỉnh đã kết nối được với 32 doanh nghiệp, chuyên cung ứng vật tư trong lĩnh vực làm vườn như: ngân hàng, doanh nghiệp thi công, lắp ráp hệ thống tưới, tiêu... 

Qua đó, cung cấp cây, con giống, phân hữu cơ, chế phẩm vi sinh; lắp ráp các mô hình vườn theo yêu cầu của hội viên, khách hàng, doanh nghiệp. Đồng thời, bao tiêu sản phẩm và tìm kiếm đầu ra cho nông dân, chung tay hỗ trợ phong trào xây dựng, phát triển các mô hình vườn bền vững”.

Anh Thắng cho biết thêm, Hội đã phối hợp với Đài Truyền hình Nghệ An thực hiện các chuyên đề như: Nuôi dế mèn, ốc bươu đen tại hộ anh Bảo ở Đức Thành (Yên Thành); xây dựng vườn chuẩn ở xã Minh Châu (Diễn Châu), mô hình trồng rau trên sân thượng; chuyên đề nuôi lươn không bùn tại TP. Vinh. Tham dự Liên hoan truyền hình Nghệ An, vườn chuẩn ở Kim Liên (Nam Đàn). Đặc biệt, mô hình chế biến thức ăn chăn nuôi sạch, để chăn nuôi gia súc gia cầm tại xã Minh Châu (Diễn Châu).

Xây dựng chuyên đề Vườn chuẩn ở  Đô Lương, Nghĩa Đàn, tham gia các hội chợ thương mại và giới thiệu sản phẩm. Đã có một số chương trình đáng ghi nhận như: “Cà phê sáng thứ Bảy” kết nối các doanh nghiệp VAC để tìm đầu ra cho sản phẩm, tại cà phê Phố Hoa, TP. Vinh. Tham dự Lễ khởi công Khu Lâm nghiệp và giống công nghệ cao tại xã Nghi Lâm (Nghi Lộc); tham gia tổng kết Hội nuôi ong mật Nghệ An. Đặc biệt, đã giúp 33 mô hình VAC kết nối và bao tiêu sản phẩm, đem lại lợi nhuận cho người dân 6,9 tỷ đồng.

 


 

Yên Như
Ý kiến bạn đọc
  • Kết nối chuỗi cung ứng tiến tới xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp bền vững

    Kết nối chuỗi cung ứng tiến tới xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp bền vững

    Chương trình “Kết nối chuỗi cung ứng và đáp ứng nhu cầu thị trường” là cầu nối giúp cho nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp và cơ quan quản lý tại Việt Nam có điều kiện kết nối với các đối tác Nhật Bản trong việc tham gia chuỗi cung ứng nông sản cho thị trường.

  • Sâm Ngọc Linh gặp khó khi trồng ngoài núi Ngọc Linh

    Sâm Ngọc Linh gặp khó khi trồng ngoài núi Ngọc Linh

    Những năm qua, việc thực hiện trồng thử nghiệm dưới tán rừng tại các huyện Bắc Trà My, Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Núi Thành và Tiên Phước, cây sâm Ngọc Linh đều không thích ứng, sinh trưởng và phát triển kém.

  • Hà Nội thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển bền vững

    Hà Nội thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển bền vững

    Kế hoạch này nhằm triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Đề án: Phát triển công nghiệp sản xuất giống; công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi; giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi; đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội.

  • Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông và Tư vấn dịch vụ nông nghiệp tỉnh Bến Tre (Trung tâm) đã triển khai thực hiện nhiều mô hình, dự án khuyến nông hỗ trợ nhà nông sản xuất các loại nông sản chủ lực, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

  • Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Anh Lê Minh Vương ở thôn Tân Sơn 1, xã Thành Hải (TP. Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận) là một trong 85 doanh nông nhận được thư khen của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan với dự án khởi nghiệp xanh tạo ra những sản phẩm phân bón hữu cơ từ trùn (giun) quế.

  • Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.

Top