Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ ba, ngày 19 tháng 3 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 7 tháng 9 năm 2018 | 14:11

Giải pháp chăn nuôi dê, cừu thích ứng biến đổi khí hậu

Nhiều giải pháp để chăn nuôi dê, cừu thích ứng với biến đổi khí hậu đã được các nhà khoa học chia sẻ tại Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp vừa tổ chức tại Ninh Thuận.

tr12t.jpg
Chăn nuôi cừu ở Ninh Thuận. Ảnh: Anh Tùng.

 

Hiệu quả kinh tế cao

Theo lãnh đạo Cục Chăn nuôi  (Bộ Nông nghiệp và PTNT), những năm qua, nghề chăn nuôi dê, cừu ở nước ta phát triển khá mạnh. Tính đến tháng 10/2017, tổng đàn dê, cừu của cả nước là 2,7 triệu con, tăng 28,6% so với cùng kỳ của năm 2016.

Trong đó, khu vực Duyên hải miền Trung được mệnh danh là “thủ phủ” chăn nuôi dê, cừu. Đứng đầu là Ninh Thuận với tổng đàn dê hơn 138.000 con, chiếm 54% tổng đàn của cả nước; cừu hơn 160.000 con, chiếm 96% tổng đàn của cả nước. 

Ông Nguyễn Văn Bắc, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, cho rằng, nghề chăn nuôi dê, cừu có xu hướng phát triển là do sự quan tâm, hỗ trợ kịp thời về chủ trương, chính sách của Nhà nước; mặt khác, nhiều địa phương cũng chú trọng phát triển chăn nuôi đúng định hướng; người chăn nuôi cũng dần thay đổi tư duy, nhận thức trong phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại, áp dụng nhiều biện pháp chăm sóc, nuôi dưỡng để đạt năng suất, chất lượng, mang lại hiệu quả kinh tế cao. 

Ở một số địa phương như Ninh Thuận, Đắk Lắk, Bình Thuận, Phú Yên, Trà Vinh, Tây Ninh, Đồng Nai…, nhiều mô hình chăn nuôi dê, cừu như:  nuôi dê luân chuyển con giống;  chăn nuôi vỗ béo;  nuôi dê, cừu kiểu hợp tác xã; chăn nuôi trang trại… ngày một phát triển và cho hiệu quả kinh tế cao.

Nhiều hộ chăn nuôi đã mạnh dạn đầu tư xây dựng chuồng, trại khép kín; xây dựng vùng nguyên liệu trồng, chế biến thức ăn, nước sạch uống tại chỗ; đồng thời chủ động xây dựng chuỗi chăn nuôi gắn với giết mổ, chế biến phục vụ thị trường rộng khắp.

Ông Phạm Minh Quang, Giám đốc Hợp tác xã chăn nuôi dê, cừu Tân Hà (Thuận Nam - Ninh Thuận) cho biết, muốn có hiệu quả trong chăn nuôi, phải chọn con giống tốt; chuồng trại sạch sẽ; thức ăn, nước uống đầy đủ; phòng bệnh, tiêu độc khử trùng thường xuyên…

Quy hoạch vùng nuôi

TS. Hạ Thúy Hạnh, Phó giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, cho biết, hiện nay, biến đổi khí hậu đã tác động không nhỏ đến sự phát triển của nghề chăn nuôi. Nhiều địa phương được xem là “thủ phủ” chăn nuôi dê, cừu đang có dấu hiệu chững lại, thậm chí là tuột dốc.

Tại một số địa phương vùng Nam Trung bộ, do hạn hán kéo dài, thiếu nước, thiếu thức ăn tự nhiên nên nhiều gia súc đã mất sức đề kháng, nhất là dê, cừu bị suy dinh dưỡng trầm trọng dẫn đến chết nhiều, gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi. 

Tại diễn đàn, nhiều chuyên gia, nhà khoa học cũng như đại diện các địa phương đều cho rằng, trong chăn nuôi dê, cừu, cái khó hiện nay là vấn đề con giống. Vì vậy, Bộ Nông nghiệp và PTNT sớm đề xuất với Chính phủ ưu tiên bố trí kinh phí để nhập một số giống dê, cừu từ các nước có điều kiện khí hậu tương đồng để nuôi và có biện pháp nhân đàn. 

Tiến sỹ Hạnh cũng nhấn mạnh đề xuất đối với Cục Chăn nuôi cần cho nhập một số giống dê, cừu cao sản và tăng cường công tác quản lý giống, cải tạo đàn dê, cừu địa phương, đồng thời bảo tồn giống bản địa tại các tỉnh duyên hải Nam trung bộ.

Đồng thời đề nghị Viện Chăn nuôi tiếp tục thực hiện dự án chăn nuôi dê, cừu của Trung tâm dê thỏ Sơn Tây, tổ chức tốt việc thực hiện mô hình. Đối với Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Ninh Thuận, các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ và các tỉnh phát triển chăn nuôi dê, cừu, cần tăng cường công tác quy hoạch chăn nuôi, quy hoạch vùng trồng cây thức ăn cho dê, cừu. Ưu tiên nguồn lực phát triển chăn nuôi, thông tin tuyên truyền về công tác thú y, hỗ trợ chăn nuôi dê, cừu.

Đồng thời, cần tiếp tục có chính sách hỗ trợ, phát triển; xây dựng chuỗi liên kết khép kín từ chăn nuôi, giết mổ đến tiêu thụ sản phẩm; kiểm soát chất lượng từ khâu con giống đến sản phẩm cuối cùng; đảm bảo lợi ích và tạo nguồn đầu ra ổn định cho người chăn nuôi cũng như doanh nghiệp sản xuất. Qua đó củng cố hoạt động chăn nuôi, phát triển ổn định. 

Các địa phương cần quy hoạch rõ vùng chăn nuôi cho các loại vật nuôi; cần khảo sát, nghiên cứu những loại thực vật có thể sống được khi nước bị ngập mặn để làm thức ăn cho gia súc; hỗ trợ xây dựng cơ sở chế biến sản phẩm chăn nuôi sau xẻ thịt tại địa phương. 

Ngoài ra, tổ chức lại cách thức sản xuất theo tổ/nhóm; liên kết ngang, liên kết dọc thật bền chặt giữa các thành viên trong tổ/nhóm và giữa người chăn nuôi với cơ sở giết mổ, để tạo nên chuỗi giá trị mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần vào định hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp..

 

 

Công Thử
Ý kiến bạn đọc
  • Xuất hiện ổ dịch tả lợn châu Phi ở Thạch Hà

    Xuất hiện ổ dịch tả lợn châu Phi ở Thạch Hà

    Trên địa bàn huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) vừa xuất hiện 1 ổ dịch tả lợn châu Phi tại thôn Hồng Dinh, xã Thạch Trị. Cơ quan chức năng đang thực hiện đồng bộ các giải pháp để bao vây, khống chế dịch bệnh.

  • Hà Nam thực hiện 76 mô hình cánh đồng mẫu

    Hà Nam thực hiện 76 mô hình cánh đồng mẫu

    Đây là năm thứ 10 Hà Nam tiếp tục thực hiện mô hình cánh đồng mẫu với 76 mô hình, tổng diện tích trên 2.067 ha. Vụ Xuân năm nay tăng thêm 4 mô hình so với vụ Xuân năm 2023 tổng diện tích của các cánh đồng mẫu tăng thêm gần 100 ha.

  • Thu trăm triệu mỗi năm nhờ cho mận "ngủ mùng"

    Thu trăm triệu mỗi năm nhờ cho mận

    Trồng hơn 260 gốc mận xanh đường bằng cách cho "ngủ mùng", lão nông Huỳnh Việt Thống (65 tuổi, ngụ khóm 7, phường 8, TP Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng) kiếm được thu nhập trên 700 triệu đồng mỗi năm.

  • Nam Đông nhân rộng gương làm kinh tế VAC giỏi

    Nam Đông nhân rộng gương làm kinh tế VAC giỏi

    Đến cuối năm 2023 tổng tỷ lệ hộ nghèo đa chiều ở huyện Nam Đông giảm từ 5,3% xuống còn 2,62% và không có phát sinh tái nghèo, huyện đẩy mạnh lồng ghép tuyên truyền, nêu gương những hộ có sáng kiến trong phát triển sản xuất, làm kinh tế giỏi để nhân rộng, nhằm khơi dậy ý chí vươn lên của các hộ nghèo.

  • Gặp những nông dân chịu nghĩ, dám làm

    Gặp những nông dân chịu nghĩ, dám làm

    Thời tiết chuẩn bị vào Xuân se lạnh kèm mưa phùn nhưng chúng tôi thấy ấm lòng khi được gặp những tỷ phú nông dân đang cần mẫn, miệt mài trên thửa vườn, khu trang trại.

  • Giúp nhau làm giàu từ cây nhãn

    Giúp nhau làm giàu từ cây nhãn

    Chuyên nuôi cá tra thương phẩm cung ứng cho đối tác xuất khẩu song thị trường thường xuyên bấp bênh, ông Lê Văn Suốt ở xã Thới Hưng, huyện Cờ Ðỏ đã mạnh dạn tìm tòi học hỏi kinh nghiệm làm vườn và chuyển hướng sang trồng nhãn Ido từ năm 2015.

Top