Những năm qua, mô hình nuôi xen canh tôm càng xanh trên ruộng lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã khẳng định hiệu quả từ năng suất, chất lượng cho đến giá trị sản phẩm, giúp nhiều hộ phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu.
Mô hình canh tác hở
Năm 2018, diện tích nuôi tôm - lúa ở ĐBSCL đạt 185.000 ha, nhiều nhất là ở Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu. Đối tượng nuôi chính là tôm sú, tôm thẻ chân trắng. Ngoài ra, tôm càng xanh hỗn hợp giới tính, tôm càng xanh toàn đực, cua biển cũng được nhiều hộ nông dân thả xen ghép. Các giống lúa được trồng phổ biến: ST, Một bụi đỏ, Nàng keo, OM5451, OM2017, OM6377, OM6677…
Tôm - lúa là hình thức nuôi trồng, canh tác hiệu quả, vốn đầu tư thấp. Tôm nuôi trong ruộng sử dụng chủ yếu thức ăn tự nhiên, chi phí thức ăn thấp, ít dịch bệnh, tôm nuôi thương phẩm có chất lượng (do ít dùng hóa chất, kháng sinh), môi trường sinh thái được bảo vệ.
Tuy nhiên, canh tác tôm - lúa là mô hình canh tác hở, hầu hết phụ thuộc vào thời tiết. Đa phần mô hình phát triển ở nội đồng, vào mùa nắng thiếu nước, mùa mưa thì ứ đọng nước. Ngoài ra, còn nhiều yếu tố khác như nguồn giống, hạ tầng thủy lợi... cũng ảnh hưởng đến hiệu quả mô hình.
Gia đình ông Trương Văn Tự (ấp Long Hải, thị trấn Phước Long, huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu) đã áp dụng thành công mô hình nuôi tôm càng xanh – lúa kết hợp sử dụng chế phẩm vi sinh Sumitri xử lý rơm rạ. Năng suất đạt khoảng 300 - 500kg tôm và 4 - 7 tấn lúa/ha. Chi phí sản xuất 30-35 triệu đồng/ha, thu lãi 35 - 50 triệu đồng/ha/năm (tính cả tôm và lúa). Mô hình sử dụng chế phẩm Sumitri để xử lý rơm rạ trên đồng ruộng. Sau xử lý, rơm rạ phân huỷ nhanh hơn, có tác dụng khử chua, hạn chế hiện tượng các chất độc sinh ra làm bẩn nguồn nước nuôi tôm, tạo nguồn thức ăn sẵn có cung cấp cho tôm nuôi được tốt hơn, giúp tăng hiệu quả kinh tế.
Giải pháp nâng cao hiệu quả
Bà Châu Thị Tuyết Hạnh (Tổng cục Thủy sản) cho biết, phát triển nuôi tôm ở vùng bị xâm nhập mặn, vùng chuyên canh lúa kém hiệu quả với hình thức nuôi tôm và trồng lúa phù hợp với từng vùng sinh thái. Đồng thời phát triển công nghệ, cải tiến kỹ thuật để nâng cao năng suất, sản lượng và hiệu quả nuôi tôm và trồng lúa...
Phát biểu tại Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp với chủ đề “Giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình nuôi tôm càng xanh-lúa”, ông Kim Văn Tiêu, Phó giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đề nghị, các cơ quan quản lý cần tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng vùng nuôi; quy hoạch vùng nuôi; quản lý chất lượng tôm giống, thức ăn, thuốc thú y, chế phẩm sinh học, an toàn thực phẩm; tiếp tục bổ sung kinh phí xây dựng mô hình nuôi tôm an toàn thực phẩm; xây dựng mối liên kết giữa người sản xuất và doanh nghiệp, tổ chức lại sản xuất, hình thành các hợp tác xã, tổ hợp tác để liên kết sản xuất gắn với doanh nghiệp.
Các cơ quan nghiên cứu cần tiếp tục nghiên cứu để tạo ra con giống sạch bệnh, tiến tới kháng bệnh; nghiên cứu nhiều mô hình hay, mới, hiệu quả, thích ứng với biến đổi khí hậu để chuyển giao cho nông dân.
Trung tâm Khuyến nông các tỉnh, HTX, doanh nghiệp cần xây dựng chuyển giao các mô hình đạt hiệu quả cao, bền vững trong nuôi trồng thủy sản, mô hình nuôi hữu cơ, nuôi công nghệ cao, an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh, an toàn môi trường. Tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn, thông tin tuyên truyền về mô hình để nhiều người làm theo.
Để mô hình tôm - lúa hiệu quả và bền vững, bà con nông dân cần thiết kế hệ thống ao nuôi đồng bộ, đảm bảo nguồn nước nuôi, độ dốc ao phù hợp; lựa chọn con giống tốt (mua ở cơ sở uy tín, được kiểm định, kích cỡ đều nhau); tạo thức ăn tự nhiên; quản lý môi trường nuôi, duy trì hệ vi sinh vật có lợi, sử dụng chế phẩm sinh học; tăng sức đề kháng cho tôm bổ sung vitamin, thảo dược; quản lý thức ăn tốt cho ăn đúng liều lượng… Ngoài ra, nên tham quan trước khi làm, mạnh dạn áp dụng tiến bộ kỹ thuật; chuẩn bị đầy đủ vật chất, trang bị kiến thức, kỹ thuật, công nghệ mới; làm từ nhỏ đến lớn; ghi chép sổ sách nhật ký, rút kinh nghiệm; chủ động, sáng tạo...
Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) về phát triển vùng trồng dược liệu quý theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo cho bà con người DTTS.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.