Hòa Bình đã phê duyệt quy hoạch cây có múi (CCM) trên địa bàn đến năm 2020 đạt khoảng 12.100ha, định hướng đến năm 2025 khoảng 17.500ha. Hiện, nhiều chủ vườn có thu nhập 4-5 tỷ đồng/năm.
Từ nông trường đến nhà vườn
Cây có múi (CCM) ở Hòa Bình có nguồn gốc xuất xứ từ Nông trường Quốc doanh Cao Phong hơn nửa thế kỷ trước, chủ yếu xuất sang các nước Đông Âu.
Phó chủ tịch UBND thị trấn Cao Phong Khương Xuân Lịch cho biết, thời bao cấp, 1ha CCM cho thu khoảng 10 tấn, nay 30 tấn/ha, chất lượng tốt hơn, do được chú trọng thâm canh tăng năng suất. Đặc biệt, đầu năm 2014, khi được Cục Sở hữu trí tuệ công nhận chỉ dẫn địa lý, giá cả ổn định hơn, đầu ra là thị trường trong nước và các tỉnh lân cận, xuất khẩu chưa nhiều.
Song, đáng ghi nhận là, đã có hàng trăm nhà vườn treo bảng bán cam tại vườn, 90% sản lượng cam đạt chuẩn VietGAP; nhiều nhà vườn mở cửa cho khách tham quan du lịch, tổ chức hội thảo, trải nghiệm miệt vườn và bán hàng. Mỗi đoàn khách đến thường mua ít nhất là vài trăm kilôgam, tuy nhiên, mô hình này đang dừng lại ở mức quảng bá sản phẩm là chủ yếu.
Ông Nguyễn Đức Thủy, khu 3, thị trấn Cao Phong, có 6ha cam, cho biết, mỗi năm có khoảng 60 đoàn khách đến tham quan, học hỏi kinh nghiệm trồng CCM, trải nghiệm cắt cam tại vườn, thăm mô hình nông dân làm giàu, trải nghiệm lao động phổ thông để gắn bó với quê hương; khách từ T.P Hồ Chí Minh ra để thử cảm giác sản phẩm vườn miền Bắc khác vườn miền Nam như thế nào…
Thực trạng CCM ở Hòa Bình
Tính đến tháng 11/2018, Hòa Bình có 9.839ha CCM, trong đó, trồng mới 4.665ha; kinh doanh 5.174ha, năng suất bình quân 239 tạ/ha, sản lượng 123.732 tấn, chủ yếu tập trung ở Cao Phong.
Trong đó, cam 4.770ha, quýt 383ha; bưởi 4.212ha; chanh 474ha. Chủng loại khá đa dạng, giúp rải vụ thu hoạch từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau. Ngoài Cao Phong, CCM đã mở rộng sang các địa phương khác, hình thành vùng chuyên canh như cam Lạc Thủy, Kim Bôi, Lạc Sơn; vùng bưởi Đỏ Tân Lạc; bưởi Diễn Yên Thủy, Lương Sơn. Một số giống đã thích ứng với điều kiện địa phương, chất lượng cao: ít hạt, không hạt; đủ điều kiện xuất khẩu như: cam V2, Marrs, C36, bưởi da xanh, bưởi đỏ.
Đáng ghi nhận là, diện tích CCM trồng theo quy trình VietGAP đạt 632,98 ha/18 đơn vị được chứng nhận, chiếm gần 7 % diện tích trồng trọt, song, còn rất thấp so mục tiêu đề ra. Dự kiến, đến năm 2020, Hòa Bình có trên 70% diện tích CCM trồng theo quy trình VietGAP, đạt doanh thu 400-500 triệu đồng/ha/năm.
Hiện, tỉnh đã có 06 cơ sở sản xuất giống cây trồng nông nghiệp, trong đó, CCM đạt trên 200 ngàn cây giống/năm. Ngoài ra, còn có một số cơ sở có khả năng cung cấp giống như Trung tâm nghiên cứu và phát triển cây có múi Xuân Mai, Viện Di truyền Nông nghiệp, Học viện Nông nghiệp Việt Nam ...
Tuy nhiên, CCM Hòa Bình chủ yếu phục vụ ăn tươi, qua hợp đồng với các công ty, HTX, trang trại, doanh nghiệp, siêu thị khoảng 18%; thương lái, nhà vườn 60%; bán lẻ trực tiếp khoảng 20%; qua điểm giới thiệu tại khu du lịch, hội chợ, 2-3%. Thị trường tiêu thụ chủ yếu là Hà Nội, và các tỉnh lân cận. Từ năm 2016 đến nay, thị trường mở rộng vào phía Nam và một phần sang Campuchia. Hiện, tỉnh đang xây dựng nhà máy sơ chế, bảo quản sản phẩm CCM tại Cao Phong, công suất 20-22 ngàn tấn/năm, vốn đầu tư khoảng 130 tỷ đồng; dự kiến hoàn thành cuối 2018.
Mặt khác, Hòa Bình đã phê duyệt quy hoạch CCM trên địa bàn tỉnh đến 2020 đạt khoảng 12.100ha, định hướng đến 2025 khoảng 17.500ha. Thực hiện 4 chuỗi sản xuất - tiêu thụ sản phẩm với kinh phí 4,5 tỷ đồng. 6 mô hình “Nông nghiệp thông minh với khí hậu” thuộc Dự dự án WB7 (cải thiện nông nghiệp có tưới) vay vốn của Ngân hàng Thế giới, quy mô 60ha, hỗ trợ đầu tư từ hạ tầng đến xúc tiến thương mại.
Giải pháp phát triển bền vững
Để hoàn thành mục tiêu đề ra, Hòa Bình đã thông tin rộng rãi về diện tích, địa bàn quy hoạch. Hạn chế tăng diện tích, phát triển “nóng” cam, bưởi, nhất là vùng không phù hợp.
Đối với diện tích trồng mới, bố trí phù hợp giống chín sớm chính vụ và chín muộn để rải vụ; hỗ trợ kỹ thuật để nâng cao hiệu quả kinh tế. Đặc biệt, diện tích tái canh cần hướng dẫn nông dân, nhà vườn cải tạo, xử lý đất nhằm loại bỏ tác nhân gây hại trong đất (tuyến trùng, rệp sáp, nấm), đảm bảo đất sạch trước khi trồng.
Đặc biệt, kiên quyết xử lý những trường hợp phá rừng, chuyển đổi đất rừng để trồng CCM ngoài quy hoạch. Quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn nước, đặc biệt là nước ngầm, ứng dụng tưới tiết kiệm. Giảm dần và chấm dứt hỗ trợ diện tích trồng mới, tập trung nguồn lực chứng nhận ATTP, VietGAP, hữu cơ, xúc tiến thương mại. Sử dụng hiệu quả nguồn vốn để phát triển chuỗi giá trị, bảo quản, sơ chế, chế biến sản phẩm.
Mặt khác, đẩy mạnh công tác bình tuyển, quản lý cây đầu dòng theo quy định pháp luật, phục tráng giống bản địa. Điều tiết giống rải vụ thuận lợi cho thu hái, tiêu thụ tươi và nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Tăng cường công tác quản lý nhà nước trong sản xuất, kinh doanh giống cây trồng. Nâng cao tỷ lệ sử dụng cây giống chất lượng, sạch bệnh, nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo tiêu chuẩn, tăng diện tích giống bưởi có giá trị xuất khẩu tại các vùng phù hợp. Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, thích ứng biến đổi khí hậu. Áp dụng công nghệ cao vào sản xuất, tạo sức cạnh tranh thị trường trong và ngoài nước.
Hỗ trợ triển khai mô hình CCM an toàn theo chuẩn VietGAP, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Xây dựng khu sơ chế sản phẩm nông nghiệp công nghệ tiên tiến, đáp ứng nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng.
Hỗ trợ, hướng dẫn kết nối thị trường xuất khẩu, cung cấp thông tin về thị hiếu người tiêu dùng những thị trường xuất khẩu tiềm năng: Bắc Mỹ, Đông và Tây Âu, Đông Bắc Á, Trung Á, Asean. Đồng thời, giúp địa phương cấp mã số vùng trồng; kiểm dịch thực vật; các yêu cầu về an toàn thực phẩm.
Theo TS. Trần Văn Khởi, quyền Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, để cây có múi phát triển bền vững, cần thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp như: khuyến cáo người dân chỉ sử dụng giống có nguồn gốc rõ ràng, sạch bệnh. Không sử dụng các giống tự nhân bằng phương pháp chiết, ghép, không qua tuyển chọn để trồng; bố trí cơ cấu giống đa dạng: chín sớm - chính vụ- chín muộn để kéo dài thời gian thu hoạch, giảm áp lực cung - cầu trong thời gian ngắn nhằm hạn chế được mùa mất giá.
Ngoài ra, ông Khởi đề xuất, địa phương cần rà soát quy hoạch, tránh phát triển “nóng”, vì vùng ít thuận lợi thì nhiều rủi ro trong sản xuất, giá thường thấp, chi phí lại cao. Cần thúc đẩy thành lập câu lạc bộ, tổ hợp tác, HTX gắn với vùng sản xuất lớn để bao tiêu sản phẩm cho nhà vườn. Áp dụng tưới tiết kiệm nước; bón phân chuyên dụng; bao quả và phải làm đồng bộ. Mặt khác, đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn nông dân áp dụng đồng bộ tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, để phát triển CCM bền vững, an toàn dịch bệnh, nâng cao năng suất, chất lượng, đảm bảo vệ sinh ATTP.
Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) về phát triển vùng trồng dược liệu quý theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo cho bà con người DTTS.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.