Trung tâm Khuyến nông tỉnh Kiên Giang vừa phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Hòn Đất tổ chức hội thảo đầu bờ nhằm đánh giá vụ đầu tiên thực hiện dự án giảm lượng giống lúa gieo sạ vụ hè thu năm 2016.
Hội thảo thu hút đông đao nông dân tham dự.
Tham gia dự án gồm Tổ hợp tác số 1 ấp Vàm Răng và Tổ hợp tác số 2 ấp Tà Lóc (xã Sơn Kiên, huyện Hòn Đất) với diện tích 30ha và 21 hộ nông dân. Qua các báo cáo tại hội thảo thấy, 100% nông dân tham gia đã giảm được lượng giống lúa gieo sạ từ 220kg/ha xuống còn 80kg/ha và áp dụng quy trình “1 phải, 5 giảm” tương đối tốt, giống lúa sử dụng là OM4900 cấp nguyên chủng. Ngoài ra, nông dân tham gia dự án còn giảm đáng kể lượng phân bón, nhất là phân urê, giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật và số lần phun xịt, giảm số lần bơm tưới nước, giảm thất thoát sau thu hoạch do sử dụng máy gặt đập liên hợp.
Tham gia mô hình, các hộ được cán bộ của Trung tâm Khuyến nông và Tổ kinh tế xã Sơn Kiên tập huấn, hướng dẫn quy trình kỹ thuật, ghi chép sổ nhật ký, hạch toán kinh tế suốt vụ; nông dân đã tiếp thu được cơ bản quy trình sản xuất lúa “1 phải, 5 giảm”.
Qua theo dõi, đánh giá thấy, mô hình giảm lượng giống lúa gieo sạ vụ hè thu 2016 mang lại hiệu quả đáng kể. Tổng thu bình quân trong mô hình là 6,8 tấn lúa tươi/ha, với giá bán 4.680 đồng/kg, thu được 31.824.000 đồng; tổng thu ngoài mô hình cũng tương đương nhưng tổng chi bình quân trong mô hình là 13 triệu đồng, thấp hơp so với ngoài mô hình 2 triệu đồng.
Như vậy, về lợi nhuận, trong mô hình lãi cao hơn ngoài mô hình 2 triệu đồng. Nếu đem con số này nhân với 50% diện tích sản xuất lúa của huyện Hòn Đất (khoảng 40.000ha) thì sẽ thu lợi 80 tỷ đồng, một con số vô cùng ý nghĩa.
Trọng Thân - Lê Quý
Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) về phát triển vùng trồng dược liệu quý theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo cho bà con người DTTS.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.