Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 20 tháng 4 năm 2024  
Thứ hai, ngày 4 tháng 5 năm 2020 | 19:54

Hà Nam: Bình Lục được công nhận huyện nông thôn mới

Đến nay, tính cả huyện Bình Lục, Hà Nam có 5 đơn vị cấp huyện là: Duy Tiên, Kim Bảng, Thanh Liêm và thành phố Phủ Lý được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng vừa ký quyết định số 584/QĐ-TTg công nhận huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam đạt chuẩn nông thôn mới năm 2019.
 
Sau 9 năm triển khai xây dựng, huyện Bình Lục (Hà Nam) đã có 100% số xã về đích NTM. Huyện Bình Lục có 18/18 xã đạt chuẩn NTM, 9 tiêu chí huyện NTM. Huyện không còn nợ đọng xây dựng cơ bản trong xây dựng NTM. Quá trình xây dựng, Bình Lục đã huy động trên 1.645 tỷ đồng, trong đó nhân dân đóng góp trên 386 tỷ đồng. Hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư đồng bộ, diện mạo nông thôn khang trang, sạch đẹp.
 

 

Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng NTM, cơ sở hạ tầng của các địa phương được đầu tư xây dụng khang trang hơn, người dân được hưởng lợi nhiều từ chương trình này (giờ học của cô trò Trường Mầm non xã La Sơn, huyện Bình Lục).

Nhiều mô hình phát triển sản xuất mới, hiệu quả cao, thúc đẩy ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, liên kết trong sản xuất… Từ đó góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân trên địa bàn huyện từ 11,5 triệu đồng/người/năm (năm 2010) lên 46,21 triệu đồng năm 2019. Tỷ lệ hộ nghèo của huyện này giảm còn 0,92%.
 
Đến nay, tính cả huyện Bình Lục, Hà Nam có 5 đơn vị cấp huyện là: Duy Tiên, Kim Bảng, Thanh Liêm và thành phố Phủ Lý được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM. Như vậy tỉnh Hà Nam chỉ còn duy nhất huyện Lý Nhân chưa được công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới.
 
Đối với huyện Bình Lục, Chính phủ giao UBND Hà Nam có trách nhiệm công bố và khen thưởng theo quy định.
 
Đồng thời, chỉ đạo huyện Bình Lục tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí, chú trọng tiêu chí về sản xuất và môi trường để đảm bảo tính bền vững trong xây dựng NTM.
 
 
 
Hà Nam
Ý kiến bạn đọc
  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

  • Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Năm 2023 để lại nhiều dấu ấn trong cả sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản, nhất là đối với hai mặt hàng lúa gạo và rau quả.

Top