Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 24 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 28 tháng 12 năm 2018 | 13:52

Hà Tĩnh, thành công với con nuôi mới

Nhằm đa dạng hóa và tìm đối tượng nuôi phù hợp trên vùng đất nuôi tôm thường xuyên xảy ra dịch bệnh, năm 2108, TT Khuyến nông Hà tĩnh thực hiện “Nuôi cá bống bớp trong ao đất vỗ bờ bằng xi măng” tại xã Kỳ Ninh, TX. Kỳ Anh.

Bước đầu thấy mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao.

 

kiem-tra-ca-bong-bop.jpg

Cán bộ Kỹ thuật Trung tâm khuyến nông kiểm tra sự phát triển của cá bống bớp.

 

Vùng nuôi tôm Eo Bù ở thôn Tân Thắng, xã Kỳ Ninh rộng hơn 29ha nhưng gần đây các hộ nuôi tôm thường gặp rủi ro do dịch bệnh xảy ra thường xuyên. Vì vậy, việc đưa đối tượng cá bống bớp vào nuôi hy vọng mở ra hướng lựa chọn mới đầy triển vọng cho người dân.

Anh Trần Văn Nhật, người tham gia mô hình và có thâm niên nuôi tôm trên 8 năm,  chia sẻ: “Những năm qua, nuôi tôm gặp nhiều rủi ro nên hầu như người dân nơi đây không có vốn để tiếp tục đầu tư. Khi Trung tâm Khuyến nông tỉnh xây dựng mô hình trình diễn nuôi cá bống bớp, tôi mạnh dạn tham gia với mong muốn tìm được đối tượng nuôi phù hợp, cải thiện môi trường nuôi, tăng hiệu quả kinh tế”.

Với diện tích 0,5ha, mật độ nuôi 2 con/m2, khi tham gia mô hình, anh Nhật được hỗ trợ 100% kinh phí mua cá giống, 30% kinh phí mua thức ăn và các vật tư thủy sản khác. Ngoài ra, trước khi thả giống, anh được đi tham quan học tập kinh nghiệm nuôi thương phẩm cá bống bớp tại tỉnh Nam Định (địa phương điển hình cho sinh sản nhân tạo cũng như nuôi thành công loài cá bống bớp).

Sau 06 tháng thực hiện, qua  kiểm tra, đánh giá, kết quả bước đầu thấy, cá bống bớp sinh trưởng, phát triển khá tốt, các chỉ tiêu kỹ thuật đều đạt và vượt mục tiêu đề ra, đặc biệt là tỷ lệ sống đạt 90%, kích cỡ 20-23 con/kg...

Anh Nhật cho biết thêm: “Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, nguồn cung cấp cá bống bớp chủ yếu là từ các tỉnh khác, vì thế, thành công của mô hình hứa hẹn mang lại hiệu quả kinh tế cao vì đầu ra không quá khó. Dự kiến, dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019 tới, tôi tiến hành thu tỉa vài tạ để bán ra thị trường. Đến khoảng tháng 3/2019, khi cá có kích cỡ 7-8 con/kg thì tiến hành thu hoạch. Sản lượng ước đạt 1,2 tấn cá thương phẩm, với giá 250 - 270 nghìn đồng/kg, trừ chi phí, tôi sẽ lãi trên 150 triệu đồng”.

Theo cán bộ kỹ thuật Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh, cá bống bớp là đối tượng mới, lần đầu được nuôi tại Hà Tĩnh nhưng đã cho thấy được sự thích nghi tốt, hầu như không có dịch bệnh, tỷ lệ sống cao, dễ chăm sóc. Đây là đối tượng hải đặc sản có giá trị dinh dưỡng cao, thịt lành, bổ, thơm ngon nên mô hình cần được nhân rộng. Tuy nhiên, các hộ dân nên nuôi với mật độ 1,5 - 2 con/m2; nuôi thâm canh mật độ lớn thì phải trang bị quạt nước. Ngoài ra, cần xây dựng mối liên kết xác định rõ đầu ra cho sản phẩm để tạo chuỗi sản xuất - tiêu thụ bền vững.

 

 


==

Hiệu quả mô hình

thâm canh cam đảm bảo

an toàn vệ sinh thực phẩm

Năm 2018, được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Trung tâm Khuyến nông Quảng Trị thực hiện mô hình thâm canh cam đảm bảo vệ sinh thực phẩm trong thời kỳ kinh doanh tại thôn Xuân Lâm, xã Hải Lâm, huyện Hải Lăng. 

Mô hình triển khai với quy mô 3ha, trên giống cam Vân Du và V2, tuổi cây năm 4 bắt đầu cho thu bói năm đầu, thực hiện trong thời gian 9 tháng. Dự án hỗ trợ cho hộ dân thực hiện mô hình 30% vật tư phân bón và thuốc bảo vệ thực vật.

Trong quá trình triển khai, cán bộ kỹ thuật  hướng dẫn các hộ tham gia mô hình cách xới xáo làm cỏ trên vườn, tỉa bỏ bớt cành khô, cành sâu bệnh, cành không có quả hoặc quả thấp, cành sa, cành trong tán, cách bón phân... Đặc biệt, các hộ được hướng dẫn và đã áp dụng một số giải pháp tăng cường quá trình ra hoa, đậu quả, chống rụng, bảo vệ và nâng cao chất lượng quả như sử dụng phân sinh học Tung Humic để phun vào các giai đoạn quan trọng của cam.

Qua thời gian triển khai thấy hiệu quả kinh tế mô hình cao hơn 20% so với canh tác truyền thống. Cây sinh trưởng, phát triển tốt, không nhiễm sâu bệnh hại nguy hiểm, quả đẹp, chất lượng tốt, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Số quả bình quân 25 quả/cây, trọng lượng bình quân  4 quả/kg. So với sản xuất đại trà thì cam mô hình có trọng lượng quả lớn hơn, quả đồng đều, ngọt đậm hơn.

Mô hình triển khai đã mang lại những kết quả khả quan,  tạo đột phá trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng, nâng cao hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích.

Phan Việt Toàn

Đánh giá mô hình thâm canh cam tại thôn Xuân Lâm.

Nguyễn Hoàn
Ý kiến bạn đọc
  • Kết nối chuỗi cung ứng tiến tới xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp bền vững

    Kết nối chuỗi cung ứng tiến tới xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp bền vững

    Chương trình “Kết nối chuỗi cung ứng và đáp ứng nhu cầu thị trường” là cầu nối giúp cho nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp và cơ quan quản lý tại Việt Nam có điều kiện kết nối với các đối tác Nhật Bản trong việc tham gia chuỗi cung ứng nông sản cho thị trường.

  • Sâm Ngọc Linh gặp khó khi trồng ngoài núi Ngọc Linh

    Sâm Ngọc Linh gặp khó khi trồng ngoài núi Ngọc Linh

    Những năm qua, việc thực hiện trồng thử nghiệm dưới tán rừng tại các huyện Bắc Trà My, Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Núi Thành và Tiên Phước, cây sâm Ngọc Linh đều không thích ứng, sinh trưởng và phát triển kém.

  • Hà Nội thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển bền vững

    Hà Nội thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển bền vững

    Kế hoạch này nhằm triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Đề án: Phát triển công nghiệp sản xuất giống; công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi; giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi; đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội.

  • Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông và Tư vấn dịch vụ nông nghiệp tỉnh Bến Tre (Trung tâm) đã triển khai thực hiện nhiều mô hình, dự án khuyến nông hỗ trợ nhà nông sản xuất các loại nông sản chủ lực, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

  • Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Anh Lê Minh Vương ở thôn Tân Sơn 1, xã Thành Hải (TP. Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận) là một trong 85 doanh nông nhận được thư khen của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan với dự án khởi nghiệp xanh tạo ra những sản phẩm phân bón hữu cơ từ trùn (giun) quế.

  • Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.

Top