Đây là mô hình cánh đồng mẫu lớn đầu tiên của huyện Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang) với sự tham gia của 4 nhà, áp dụng cơ giới hóa đồng bộ trong tất cả các khâu sản xuất (làm đất, lên luống, gieo trồng, tưới phun mưa di động;...
Đây là mô hình cánh đồng mẫu lớn đầu tiên của huyện Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang) với sự tham gia của 4 nhà, áp dụng cơ giới hóa đồng bộ trong tất cả các khâu sản xuất (làm đất, lên luống, gieo trồng, tưới phun mưa di động; phun thuốc bảo vệ thực vật; xới cỏ và thu hoạch).
Mô hình cánh đồng lớn trồng lạc có tổng diện tích gần 5ha, với 54 hộ tại thôn Phú Thọ 1 ( xã Lâm Xuyên) tham gia.
Qua theo dõi và đánh giá thấy mô hình cánh đồng lớn trồng lạc sử dụng giống lạc L14 và áp dụng các biện pháp thâm canh bằng cơ giới đã giúp bà con giảm công trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại.
Ông Hoàng Vĩnh Ly, Phó Chủ tịch UBND xã Lâm Xuyên, cho biết, để thực hiện mô hình cánh đồng lớn trồng lạc, chính quyền xã đã vận động nông dân phá bỏ bờ vùng, bờ thửa của 181 thửa đất, quy hoạch lại đồng ruộng còn 3 thửa, tạo ra mảnh ruộng lớn với tổng diện tích gần 5ha. Bên cạnh đó, Công ty cổ phần Tư vấn đầu tư và Dịch vụ nông nghiệp Việt Nam phối hợp với cán bộ khuyến nông tổ chức tập huấn hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc, phòng trừ dịch hại tổng hợp cho cây lạc bằng phương pháp cơ giới hóa đồng bộ cho các hộ tham gia.
Chứng kiến máy thu hoạch lạc một cách nhanh chóng, chỉ trong một ngày thu hoạch xong cả hecta lạc, ông Dương Viết Mão (thôn Phú Thọ 1) phấn khởi cho biết, gia đình có hơn 1.200m2 trồng lạc, hàng năm từ khâu trồng đến thu hoạch đều phải thuê nhân công để thực hiện. Nhưng năm nay, tham gia mô hình cánh đồng lớn, thực hiện áp dụng cơ giới hóa đồng bộ từ trồng đến thu hoạch và sản phẩm được doanh nghiệp thu mua ngay tại ruộng nên chi phí nhân công, vật tư giảm đi, năng suất đạt 180 kg/sào, lợi nhuận so với năm trước tăng gần 600.000 đồng/sào (1 sào Bắc Bộ = 360m2).
Từ kết quả trên thấy khả năng nhân rộng mô hình cánh đồng lớn áp dụng cơ giới hóa đồng bộ tại xã Lâm Xuyên là rất khả thi, giúp người dân tiếp cận tiến bộ kỹ thuật, áp dụng đưa cơ giới hóa trong sản xuất lạc hàng hóa, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng, mang lại thu nhập cao cho người dân và đặc biệt là giúp người dân thay đổi tư duy sản xuất nhỏ lẻ, tạo bước đột phá trong sản xuất nông nghiệp hàng hóa.
Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) về phát triển vùng trồng dược liệu quý theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo cho bà con người DTTS.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.