Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 27 tháng 12 năm 2019 | 13:53

Hiệu quả mô hình cải tạo chất lượng đàn bò địa phương

Năm 2019, Dự án “Xây dựng mô hình cải tạo chất lượng đàn bò địa phương bằng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo (TTNT) và vỗ béo bò thịt đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả cao tại các vùng chăn nuôi chính” thực hiện chuyển giao được 5 mô hình vỗ béo bò thịt.

bo_1.jpg
Tham quan mô hình tại xã Hà Tiến, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa.

 

Quy mô 1.025 bò được vỗ béo tại các tỉnh: Yên Bái, Hòa Bình, Lào Cai, Lạng Sơn và Thái Nguyên. Khả năng tăng trọng bình quân đạt 726,6g/con/ngày, vượt so với yêu cầu 26,6g/con/ngày (tương ứng 3,8%). Hiệu quả kinh tế tăng12 - 15% so với chăn nuôi truyền thống.

Cũng trong năm 2019, dự án xây dựng 5 mô hình cải tạo đàn bò bằng TTNT với quy mô 997 con bò được TTNT. Dự án sử dụng tinh bò đực ngoại có năng suất, chất lượng cao như Brahman, BBB, Red Sindhi nên bê sinh ra có trọng lượng bình quân đạt 24,6 kg/con, trọng lượng cơ thể đến 6 tháng tuổi đạt 122,6 kg/con, tỷ lệ nuôi sống đến 6 tháng tuổi đạt 99,7%, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi, đồng thời góp phần tăng tỷ lệ bò lai tại các địa phương triển khai.

Đã có 850 lượt nông dân trong mô hình và 600 nông dân ngoài mô hình được tập huấn kỹ thuật TTNT và kỹ thuật vỗ béo bò thịt; 285 lượt nông dân tham quan học tập.

Hiệu quả về kinh tế

Mô hình cải tạo đàn bò bằng kỹ thuật TTNT:  Với 1.016 bò được TTNT có chửa năm 2018, đến năm 2019 đã cho ra đời 1.016 con bê lai. Mỗi bò lai 1 tuổi có giá trị cao hơn bò nội khoảng 4 - 5 triệu đồng/con. Bò BBB có giá trị cao hơn bò nội 8 - 9 triệu đồng/con. Đặc biệt, tăng nhanh đàn bò, cải thiện khả năng di truyền, cải thiện được năng suất, chất lượng các thế hệ đời sau; tạo ra đàn con lai có giá trị kinh tế cao hơn nhiều so với bò vàng Việt Nam.

Mô hình bò vỗ béo: Bò được tiêm tẩy nội ngoại ký sinh trùng trước khi vỗ béo và cho ăn thức ăn tinh kết hợp với thức ăn xanh hợp lý nên bò có khả năng tăng trọng nhanh. Bình quân đạt 726,6g/con/ngày. Tính bình quân cho 01 bò sau 3 tháng vỗ béo bò tăng trọng bình quân 65kg/con, hiệu quả kinh tế tăng 12 - 15% so với các hộ ngoài mô hình dự án.

Hiệu quả về xã hội

Dự án đã tác động tích cực đối với phát triển sản xuất, góp phần tăng năng suất và chất lượng sản phẩm chăn nuôi. Giúp người chăn nuôi thay đổi cách nghĩ trong sản xuất, tạo công ăn việc làm, thu nhập ổn định cho người dân địa phương. Nâng cao kiến thức khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi, thúc đẩy phát triển chăn nuôi bò và phong trào ứng dụng TTNT vào sản xuất.

Bà Bùi Thị Lê (xã Hà Tiến, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa) cho biết, gia đình nuôi bò sinh sản 13 năm nay. Trước đây, bà thường phối tinh bò giống địa phương; một con bê từ lúc sinh ra đến lúc xuất bán 13 tháng chỉ thu về trên dưới 10 triệu đồng. Năm 2018, bà được hỗ trợ TTNT giống bò BBB, bê sinh ra lớn nhanh, ít dịch bệnh, hay ăn, chóng lớn. Gia đình vừa xuất bán một con bê BBB, nuôi hơn 6 tháng được gần 20 triệu đồng. Thấy hiệu quả cao, gia đình bà đã chủ động TTNT giống bò BBB. Các hộ dân ở đây hiện cũng rất ưa chuộng sử dụng tinh bò ngoại để phối giống.

Ông Trần Quang Chung (xã Hà Tiến) chia sẻ, qua các buổi tập huấn, nhờ có tài liệu và cán bộ kỹ thuật hướng dẫn bà con nông dân, trong 3 năm qua, đàn bò ở đây phát triển mạnh, chất lượng được cải tạo, nâng cao hiệu quả kinh tế. Để có lãi nhiều hơn, người dân mong được bổ sung thêm kiến thức về chăn nuôi bò lai, vỗ béo bò thịt…

TS. Bà Hạ Thúy Hạnh, Phó giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, cho biết, Dự án “Xây dựng mô hình cải tạo chất lượng đàn bò địa phương bằng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo và vỗ béo bò thịt đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả cao tại các vùng chăn nuôi chính” đã đáp ứng nhu cầu về cải tạo đàn bò địa phương, nâng cao năng suất, chất lượng đàn bò. Với tình hình dịch bệnh, nhất là dịch tả lợn châu Phi trong năm 2019, các địa phương đã chuyển sang các loại vật nuôi khác, ngoài chăn nuôi gia cầm như gà, vịt thì bò thịt là đối tượng rất được quan tâm. Theo chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp nhằm nâng cao giá trị sản xuất, giai đoạn 2020-2022, chăn nuôi bò thịt sẽ rất quan trọng. Các tỉnh triển khai dự án cần thông qua các mô hình trình diễn, thông tin tuyên truyền nhằm nhân rộng, lan tỏa hiệu quả của mô hình đến người dân địa phương học tập và làm theo.

 

 

Thúy Hiên
Ý kiến bạn đọc
  • Phong Ðiền hỗ trợ nông dân phát huy hiệu quả vườn cây ăn trái

    Phong Ðiền hỗ trợ nông dân phát huy hiệu quả vườn cây ăn trái

    Phong Điền có diện tích vườn cây ăn trái lớn nhất trên địa bàn TP Cần Thơ. Những năm qua, diện tích trồng cây ăn trái của huyện liên lục tăng, hiệu quả sản xuất được nâng cao, tăng thu nhập cho nông dân.

  • Triển vọng hai giống lúa chất lượng HG12 và HN6

    Triển vọng hai giống lúa chất lượng HG12 và HN6

    HG12 và HN6 là hai giống lúa thuần đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận lưu hành, trình diễn qua 05 vụ sản xuất tại nhiều đồng ruộng khác nhau trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, mang lại kết quả đáng ghi nhận.

  • Chuyện người Dao làm kinh tế

    Chuyện người Dao làm kinh tế

    Trên cung đường bê tông uốn lượn dưới chân đồi quế thẳng tắp vươn mình đón nắng, thôn Bỗng 2 xã Cam Cọn (Bảo Yên, Lào Cai) dần hiện hữu.

  • Trang trại VAC cho thu nhập 1,6 tỷ đồng/năm có gì đặc biệt?

    Trang trại VAC cho thu nhập 1,6 tỷ đồng/năm có gì đặc biệt?

    Với quyết tâm xóa đói giảm nghèo, thay đổi thói quen sản xuất, nâng cao thu nhập cho gia đình, ông Nguyễn Duy Vĩnh - hội viên Hội Cựu chiến binh xã Bãi Trành (Như Xuân, Thanh Hóa) đã mạnh dạn vay vốn đầu tư, xây dựng mô hình trang trại VAC, mang lại thu nhập 1,6 tỷ đồng mỗi năm.

  • Chàng kỹ sư điện nuôi gà độc lạ

    Chàng kỹ sư điện nuôi gà độc lạ

    Sau 4 năm thực hiện nuôi gà bằng thảo mộc, chàng trai Hà Minh Nguyện (SN 1993), phường Đông Sơn (thị xã Bỉm Sơn, Thanh Hóa) đã tạo ra nguồn thực phẩm sạch, có giá trị dinh dưỡng cao. Hiện, trứng gà thảo mộc của Nguyện đã có mặt trên thị trường trong và ngoài tỉnh.

  • Làng Thanh niên lập nghiệp nơi biên cương

    Làng Thanh niên lập nghiệp nơi biên cương

    Những chàng trai, cô gái đã đem sức trẻ chinh phục núi rừng để xây dựng quê hương thứ 2 ở Làng Thanh niên lập nghiệp (TNLN) A Lưới, khu vực biên giới tỉnh Thừa Thiên - Huế. Từng bước xây dựng Làng trở thành mô hình điểm về phát triển kinh tế hiệu quả do chính thanh niên làm chủ.

Top