Thời gian qua, phường Hợp Minh (TP. Yên Bái, tỉnh Yên Bái) tập trung phát triển xen kẽ giữa trồng rừng với nuôi ong lấy mật, mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân.
Cán bộ khuyến nông kiểm tra sự phát triển của đàn ong.
Nghề nuôi ong lấy mật ở phường Hợp Minh có từ lâu, nhưng chủ yếu là tự phát ở các gia đình nên còn manh mún, nhỏ lẻ, sản phẩm làm ra chủ yếu phục vụ nhu cầu của người dân địa phương. Vài năm trở lại đây, từ lợi thế về diện tích đất rừng nhiều, nguồn cây cho phấn cho mật nhiều nên một số hộ đã đầu tư, mở rộng quy mô đàn ong, biến nghề nuôi ong mật trở thành hướng đi tiềm năng.
Năm 2017, được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia thông qua dự án “Xây dựng mô hình nuôi ong mật chất lượng cao trong nông hộ tại các tỉnh miền núi phía Bắc và miền Trung Tây Nguyên”, Trung tâm Khuyến nông Yên Bái đã xây dựng mô hình nuôi ong mật chất lượng cao trong nông hộ với quy mô hỗ trợ 100 đàn cho 5 hộ nông dân tại các tổ 4, 5, 6,7 của phường Hợp Minh. Đây là mô hình điểm nhằm thúc đẩy phong trào nuôi ong tại phường Hợp Minh phát triển, đồng thời là nơi cho các hộ trong vùng đến tham quan học tập. Mô hình giúp người dân nắm bắt kỹ năng, áp dụng vào thực tế sản suất nhằm tăng năng suất, sản lượng, chất lượng mật ong, đồng thời đem lại hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi. Từ kết quả đó sẽ nhân rộng mô hình trên địa bàn phường Hợp Minh nói riêng và TP. Yên Bái nói chung.
Sau một thời gian triển khai, các hộ tham gia mô hình và vùng lân cận đã nắm được quy trình nuôi ong mật chất lượng cao (theo hướng VietGAHP) như: lựa chọn địa điểm đặt đàn ong, phương pháp nhân đàn, tạo chúa, thay chúa, khai thác mật ong, cho ăn, di chuyển đàn ong đi khai thác, bảo quản mật ong…
Sau 11 tháng thực hiện, đàn ong phát triển khá tốt. Mặc dù năm 2017 thời tiết bất lợi, mưa nhiều nhưng các hộ tham gia mô hình tại phường Hợp Minh đã liên tục di chuyển đàn đến vùng có hoa và mật để khai thác, vừa giúp thụ phấn cho cây trồng, vừa tăng thêm sản lượng mật ong. Trung bình các hộ đã khai thác 9 lần, mỗi lần từ 1,1-1,3 lít/đàn. Với giá bán hiện tại 180.000 - 200.000 đồng/lít, thu nhập bước đầu đạt 1,6 triệu đồng/đàn. Như vậy, 100 đàn ong của mô hình đã mang lại cho người nông dân trên 160 triệu đồng.
Kết quả bước đầu của mô hình sẽ góp phần thúc đẩy người dân trong vùng phát triển đàn ong mật chất lượng cao, tạo ra sản phẩm hàng hoá tập trung, chất lượng, đáp ứng nhu cầu thị trường và tăng thu nhập.
P.V
Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) về phát triển vùng trồng dược liệu quý theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo cho bà con người DTTS.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.