Những năm gần đây, chăn nuôi gia cầm ở Bắc Giang có sự phát triển cả về số lượng và chất lượng. Một số huyện đã đưa tiến bộ kỹ thuật vào chăn nuôi để nâng cao hiệu quả sản xuất cho người nông dân như: Yên Thế, Tân Yên,… Tuy nhiên, ở một số địa phương, bà con vẫn chăn nuôi theo phương thức truyền thống, nên hiệu quả chưa cao. Mặt khác, các hộ nuôi quy mô nhỏ lẻ chưa chú trọng tới công tác vệ sinh, phòng bệnh nên dễ phát sinh dịch bệnh trên đàn gà, gây tổn thất lớn cho người chăn nuôi và ô nhiễm môi trường.
Đàn gà trong mô hình phát triển tốt.
Xuất phát từ thực tế đó, năm 2016, Trung tâm Khuyến nông Bắc Giang triển khai mô hình “Sản xuất giống gà thịt theo hướng chế biến gà đồi Yên Thế” với quy mô 4.800 con, tại xã Hùng Sơn, huyện Hiệp Hòa và xã Nghĩa Hưng, huyện Lạng Giang. Mục tiêu của mô hình nhằm giúp nông dân tiếp cận tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi, như: giống gà mới, sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi giảm ô nhiễm môi trường, nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất cho người chăn nuôi.
Tham gia mô hình, các hộ được hỗ trợ 80% giá mua gà giống, một phần thức ăn gà con giai đoạn 0-6 tuần tuổi, thuốc sát trùng… Ngoài ra, các hộ còn được tham gia tập huấn kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng đàn gà sinh sản, phòng và trị một số bệnh hay xảy ra trên đàn gà sinh sản nói riêng và gia cầm nói chung.
Giống gà được triển khai trong mô hình là gà Lương Phượng lai do Trung tâm Thực nghiệm và Bảo tồn giống vật nuôi cung ứng. Giống được lai tạo trên nền gà mái Lương Phượng với gà Z15. Đây là giống gà lông màu có đặc điểm ngoại hình được ưa chuộng, dễ nuôi, khắc phục một số nhược điểm của gà Lương Phượng, khả năng chống chịu được với thời tiết nóng.
Mặc dù trong quá trình triển khai thực hiện mô hình thời tiết nắng mưa thất thường, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của đàn gà, nhưng nhờ được tập huấn kỹ thuật về chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh, và được cán bộ kỹ thuật theo dõi sát sao, hướng dẫn cụ thể cho từng hộ theo đúng quy trình kỹ thuật nên đàn gà phát triển khỏe mạnh. Kết quả, tỷ lệ nuôi sống giai đoạn 0-6 tuần tuổi đạt 95%, giai đoạn giò, hậu bị đạt 97%, tuổi đẻ quả trứng đầu tiên 4,5 tháng, tỷ lệ chọn lọc lên gà đẻ đạt 73%; tiêu tốn thức ăn giai đoạn 1-20 tuần tuổi là 9,5kg thức ăn/con; tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng đạt 2,4kg; tỷ lệ nở gà loại 1/số trứng ấp đạt 80%...
Ông Võ Văn Minh, hộ tham gia mô hình thôn Tân Sơn, xã Hùng Sơn, cho biết, với giá bán gà con tại thời điểm hiện nay là 7.000 đồng/con, gia đình ông thu lãi gần 1.000 đồng/con. Hiện, ông đang duy trì đàn gà mái 800 con, tính ra mỗi ngày ông thu lãi gần 800.000 đồng. Mô hình đã đem lại hiệu quả kinh tế cho bà con nông dân, tạo cơ sở để Bắc Giang có thể triển khai nhân rộng tại nhiều địa phương trong tỉnh.
Nguyễn Thị Thanh
Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) về phát triển vùng trồng dược liệu quý theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo cho bà con người DTTS.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.