Tháng 1/2017, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Lạc Thủy (Hòa Bình) phối hợp với Công ty CP Nông nghiệp Hòa Bình triển khai mô hình trồng hành lá xuất khẩu tại thôn Tay Ngai, xã Lạc Long, huyện Lạc Thủy trên diện tích 8.000m2 với 8 hộ nông dân tham gia. Mô hình bước đầu cho thu nhập và mang lại hiệu quả khả quan.
Chị Nhữ Thị Thu Lan, 1 trong 8 hộ tham gia mô hình, cho biết: Khi mô hình được triển khai, tôi mạnh dạn chuyển đổi 1.000m2 trồng ngô sang trồng hành, được công ty hỗ trợ về hạt giống, hệ thống tưới và hướng dẫn kỹ thuật từ khâu làm đất, xuống giống đến theo dõi, giám sát quá trình sinh trưởng, sử dụng phân bón. Nhờ làm đúng kỹ thuật nên cây sinh trưởng và phát triển tốt. Sau khoảng 40 – 45 ngày, gia đình tôi thu được lứa dọc hành đầu tiên với sản lượng gần 12 tạ, giá bán bình quân 4.000 đồng/kg, tôi thu về gần 5 triệu đồng/lứa”.
Cây hành lá không kén đất trồng, có thể trồng được trên nhiều loại đất như đất sét pha thịt, đất thịt và trồng được quanh năm. Thời gian sinh trưởng ngắn, nhanh cho thu hoạch, đầu ra sản phẩm được công ty bao tiêu nên nguồn thu nhập ổn định và cao hơn nhiều các loại cây trồng khác.
Ông Hoàng Đình Chính, Phó trưởng phòng Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Lạc Thủy, cho biết: Mô hình trồng hành lá xuất khẩu bước đầu cho hiệu quả kinh tế. Với năng suất hành bình quân đạt từ 500 - 600kg/sào (1 sào Bắc Bộ = 360m2), giá ổn định với 4000 đồng/kg, doanh thu đạt từ 2,2 – 2,5 triệu đồng/sào. Mô hình này cho thu hái 3 lứa, ước nông dân thu nhập khoảng 6 – 7 triệu đồng/sào. Trong thời gian tới, huyện sẽ mở rộng diện tích, tạo thêm hướng đi mới cho sản xuất nông nghiệp, nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị canh tác.
Đình Thủy
Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) về phát triển vùng trồng dược liệu quý theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo cho bà con người DTTS.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.