Năm 2019, Hội Làm vườn Bình Định đã kiện toàn tổ chức bộ máy, các bộ phận giúp việc cơ quan Thường trực tỉnh Hội, chú trọng phát triển hội viên và nâng cao chất lượng sinh hoạt ở cơ sở theo hướng thiết thực hiệu quả.
Toàn tỉnh kết nạp được 1.064 hội viên mới, nâng số hội viên lên 99.300 người, sinh hoạt ở 141 chi hội, 11 huyện, thị xã, thành phố.
Xây dựng 95 mô hình kinh tế vườn gắn với du lịch
Về công tác chuyên môn, Hội Làm vườn Bình Định đã tập trung cho công tác tuyên truyền, vận động hội viên, phối hợp với các ngành, Hội Làm vườn cấp huyện và cơ sở tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, của tỉnh về phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới, kinh tế gia đình, trang trại, vườn, ao, chuồng gắn với bảo vệ môi trường sinh thái và an toàn vệ sinh thực phẩm, đặc biệt là các biện pháp phòng chống dịch tả lợn châu Phi; phòng chống cháy rừng mùa nắng nóng; kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất ứng phó với biến đổi khí hậu; giới thiệu các mô hình sản xuất hiệu quả, các mô hình mới; gương điển hình làm vườn giỏi…
Bên cạnh đó, Hội Làm vườn các cấp đã tổ chức tập huấn kỹ thuật, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất: Tỉnh hội mở 11 lớp tập huấn về kỹ thuật VAC ứng phó với biến đổi khí hậu, vai trò, trách nhiệm của Hội Làm vườn với phát triển kinh tế VAC cho hơn 1.200 hội viên; tổ chức cho 220 hội viên tham quan học tập, trao đổi kinh nghiệm các mô hình trang trại, chuyển đổi cây trồng - vật nuôi hiệu quả…
Hội Làm vườn các huyện, thị xã, thành phố phối hợp với các phòng chuyên môn, hội đoàn thể ở cấp mình tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất cho 122.400 lượt hội viên, nội dung tập trung về trồng và chăm sóc các loại cây trồng, nhất là cây ăn quả, cây có múi, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, điều trị các bệnh thường gặp trên gia súc - gia cầm, sử dụng đúng cách, hiệu quả vật tư nông nghiệp.
Đồng thời, phối hợp xây dựng 95 mô hình phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại, gia trại, nhiều mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao như: chuyển đổi trồng chanh dây trên đất rẫy, trồng thanh long ruột đỏ ở huyện Vĩnh Thạnh; gà thả đồi, trồng bưởi da xanh ở huyện An Lão; tổ hội nuôi ong ở huyện Hoài Nhơn; trồng hoa cúc thương phẩm ở huyện Phù Cát; nuôi trồng thuỷ sản ở thành phố Quy Nhơn…
Nhiệm vụ trọng tâm
Về nhiệm vụ trong tâm năm 2020, Ban chấp hành Hội Làm vườn Bình Định xác định: Tăng cường đi cơ sở nắm tình hình sản xuất của hội viên, nắm bắt tâm tư nguyện vọng, kiến nghị, đề xuất chính đáng của hội viên phản ánh với các cơ quan có thẩm quyền giải quyết; phối hợp với các cơ quan chuyên môn tư vấn, hỗ trợ tháo gỡ khó khăn trong sản xuất, tham gia góp ý các văn kiện Đại hội Đảng các cấp trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân.
Đồng thời, tiếp tục phối hợp với các ngành chuyên môn ở tỉnh và cấp huyện tổ chức tập huấn kỹ thuật cho hội viên; xây dựng một số mô hình kinh tế vườn hiệu quả gắn với du lịch sinh thái, góp phần xây dựng nông thôn mới; hỗ trợ, tư vấn kỹ thuật, trao đổi kinh nghiệm sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.
Phối hợp tổ chức các hoạt động khuyến nông, nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ; phối hợp với các doanh nghiệp nông nghiệp triển khai dịch vụ hỗ trợ, tư vấn hội viên đẩy mạnh sản xuất, góp phần tăng giá trị trên một đơn vị diện tích canh tác. Các huyện, thị, thành hội củng cố, nâng cao chất lượng tổ chức Hội; đẩy mạnh phát triển hội viên; các Hội địa phương chưa đại hội hết nhiệm kỳ tiếp tục tổ chức Đại hội...
Mê nông nghiệp, lão nông Nguyễn Hữu Công (Sáu Công) ở ấp Phụng Sơn, xã Song Phụng, huyện Long Phú đã đem chanh dây ghép với gốc nhãn lồng (cây lạc tiên) cho ra cây chanh dây ngọt “độc nhất, vô nhị” tại tỉnh Sóc Trăng. Hiện nay, chanh dây ngọt mang tên “Sáu Công” nổi tiếng khắp tỉnh, thành trong cả nước và mang về cho ông Sáu Công thu nhập cả tỉ đồng mỗi năm.
Thành phố Hội An (Quảng Nam) những năm qua đã nổi lên như một trung tâm tiên phong trong lĩnh vực nông nghiệp hữu cơ kết hợp với du lịch trải nghiệm. Việc tích hợp nông nghiệp và du lịch không chỉ tạo ra nguồn thu nhập mới cho người dân mà còn xây dựng một mô hình phát triển bền vững, thân thiện với môi trường. Trong đó, vườn rau thôn Thanh Đông, xã Cẩm Thanh là một ví dụ điển hình.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.