Thời gian qua, Hội Làm vườn tỉnh Đồng Tháp đã cùng chính quyền các địa phương, ngành hữu quan đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tạo cầu nối để nông sản gắn kết với thị trường, đồng thời định hướng cho nhà vườn thực hiện quy trình sản xuất sạch.
HLV tỉnh Đồng Tháp đẩy mạnh tìm đầu ra cho nông sản.
Theo đó, các cấp HLV tỉnh Đồng Tháp đã định hướng cho hội viên, nông dân xây dựng các quy trình sản xuất an toàn đối với các nông sản thế mạnh như: xoài, quýt đường, cam xoàn, nhãn... kết hợp với du lịch sinh thái. Ngoài ra, Hội còn khuyến khích bà con liên kết thành lập các tổ hợp tác, hợp tác xã (HTX) nhằm trao đổi kinh nghiệm, từ đó giảm giá thành sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm.
Gần đây, HLV tỉnh còn phối hợp với các ngành hữu quan tổ chức cho nhà vườn đi giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm để từng bước áp dụng kỹ thuật mới, tiên tiến vào sản xuất.
Đầu ra cho nông sản được xem là yếu tố “sống còn” của nhà vườn, xác định đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng nên HLV tỉnh Đồng Tháp luôn chủ động làm cầu nối tiếp các đoàn trong và ngoài nước đến khảo sát vùng nguyên liệu trái cây của địa phương. Trong năm 2015, thông qua công tác xúc tiến thương mại, HLV tỉnh Đồng Tháp đã kết nối với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tiêu thụ 3 loại trái cây chủ lực cho nông dân. Cụ thể, đối với xoài, các doanh nghiệp đã tiêu thụ được 1.160 tấn, trong đó có 20 tấn phục vụ xuất khẩu. Riêng trái nhãn, sản lượng xuất khẩu khá cao, 100/240 tấn; quýt đường 540 tấn.
Ngoài ra, HLV tỉnh Đồng Tháp còn vận động người dân cải tạo vườn, ao hoang, chuồng trại. Cụ thể, huyện Thanh Bình cải tạo được trên 29ha vườn tạp chuyển sang trồng cây ăn trái; 36,5ha trồng cỏ nuôi bò; cải tạo 70ha ao hoang.
Năm 2016, HLV tỉnh Đồng Tháp xác định, tăng cường kết nối với các doanh nghiệp trong và ngoài nước để liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ trái cây, phát triển mô hình kinh tế tập thể là một trong những nhiệm vụ trọng tâm.
Theo TS.Võ Mai, Phó chủ tịch HLV Việt Nam, doanh nghiệp sẽ là đơn vị nắm bắt nhu cầu thị trường và HTX sản xuất theo hợp đồng được ký kết. Khi các yếu tố này gắn kết tốt sẽ tạo đầu ra ổn định cho nông sản. Tuy nhiên, hiện nay, mối liên kết giữa doanh nghiệp và HTX vẫn chưa như mong đợi, vì vậy rất cần nhân tố thứ 3 làm “trọng tài”. Điều quan trọng nhất trong mối liên kết là các bên phải vững chữ tín với niềm tin chung và thực hiện hợp đồng khi 2 bên cùng có lợi.
Một trong những vấn đề cấp bách hiện nay đặt ra cho nhà vườn là biến đổi khí hậu ảnh hưởng lớn đến chất lượng, năng suất vườn cây ăn trái. Ông Lưu Văn Tín, Giám đốc HTX quýt hồng Lai Vung, cho hay: “Thời tiết nắng nóng khiến cây dễ bị hiện tượng rụng trái non. Đây là một trong những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến chất lượng cũng như số lượng trái”.
Theo TS. Võ Mai, biến đổi khí hậu sẽ còn là bài toán dài hơi mà nông dân phải đối mặt. Trước thách thức này, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh phải có những động thái nghiên cứu chuyển đổi, lai tạo để các sản phẩm thế mạnh của địa phương có thể chống chọi được với sự khắc nghiệt của thời tiết. Đồng Tháp cần khai thác hiệu quả hơn những sản phẩm có thế mạnh; đẩy mạnh khâu chế biến để tạo ra sản phẩm giá trị gia tăng từ nông sản; gắn sản xuất với du lịch...
K.D
Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) về phát triển vùng trồng dược liệu quý theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo cho bà con người DTTS.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.