Bên lề Đại hội Hội Làm vườn Việt Nam tổ chức tại Hà Nội, phóng viên đã trao đổi nhanh với TS. Nguyễn Xuân Tình, Chủ tịch Hội Làm vườn tỉnh Hà Tĩnh về những thiệt hại, hướng khắc phục đối với hội viên HLV và nhân dân trong tỉnh sau khi nước rút.
PV: Hà Tĩnh là một trong nhiều tỉnh ở miền Trung bị ngập lụt, ông có thể đánh thiệt hại ban đầu của hội viên HLV nói riêng, người dân nói chung, thưa ông?.
TS. Nguyễn Xuân Tình: Cho tới nay chúng tôi chưa có số liệu thống kê chính thức nhưng phải nói rằng thiệt hại của miền Trung nói chung và của Hà Tĩnh nói riêng là rất lớn. Đặc biệt, ở những vùng rốn lũ, nó làm cho tất cả các gia đình, vườn tược đều chìm trong nước.
Chúng tôi thấy rằng sự mất mát rất lớn, tỷ lệ có sự khác nhau, đặc biệt là những vùng như: huyện Cẩm Xuyên, Thạch Hà và ngay cả thành phố Hà Tĩnh mất mát rất lớn, mất cả xe ô tô, cả xe máy, các tài sản trong gia đình. Đặc biệt, mùa này đã thu hoạch song người dân không thể chở kịp được mà nếu có chở kịp được cũng không xử lý nổi, khi nước nó tràn lên rất là nhanh. Tỷ lệ thất thoát con số chính thức tôi chưa nắm được nhưng phải nói rất nặng nề.
PV: Trước thiệt hại nói trên, việc khắc phục của hội viên HLV nói riêng, người dân Hà Tĩnh ra sao thưa ông?
TS. Nguyễn Xuân Tình: Sau khi hết lũ, chúng tôi đã có chủ trương khôi phục lại, đặc biệt là những vùng bị ngập nặng mà có những loài cây ăn quả phải xử lý ngay bằng việc thau rửa, làm cả các mương thoát để xử lý thoát thải, những cây bị đổ ngã phải khắc phục bằng cách dựng nó lại.
Đối với rau màu sẽ đẩy mạnh phát triển để tăng thu nhập. Đặc biệt, sang vụ xuân này nhu cầu tiêu dùng rất lớn. Đối với chăn nuôi phải xử lý chuồng trại để tránh dịch bệnh cho gia súc, gia cầm.
Về thủy sản, tùy từng vùng, có những nơi ao lớn bà con bị trôi đi hết, giờ phải xử lý bằng men vi sinh, chọn các loại giống thích hợp để nuôi thả. Hiện, HLV tỉnh đã có chủ trương gửi về các cấp hội ở huyện, ở xã tập trung khắc phục sau lũ lụt, bà con làm ngay việc này.
Trân trọng cảm ơn ông!
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.