HLV Hải Phòng: Xây dựng vườn mẫu theo hướng nông nghiệp hữu cơ
Sáng 11/5, Hội Làm vườn TP. Hải Phòng kết hợp cùng Liên hiệp Các hội khoa học kỹ thuật Hải Phòng tổ chức tập huấn xây dựng mô hình vườn mẫu theo hướng hữu cơ, tuần hoàn giai đoạn 2022-2024; kỹ thuật nuôi và phòng trừ bệnh cho cá nước ngọt.
Quang cảnh lớp tập huấn xây dựng mô hình vườn mẫu theo hướng hữu cơ, tuần hoàn giai đoạn 2022-2024.
Tại lớp tập huấn, học viên 3 xã Tú Sơn, Minh Tân, Tân Phong (huyện Kiến Thụy, TP. Hải Phòng) được Tiến sĩ Đoàn Hữu Thanh, Phó Chủ tịch Hội Làm vườn TP. Hải Phòng truyền đạt những kiến thức trong việc làm thế nào để ao vườn của gia đình chăn nuôi đạt hiệu quả, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong xây dựng vườn mẫu; cách lựa chọn một số giống cây ăn quả, các bước khảo sát, thiết kế, quy hoạch vườn hộ; giới thiệu 1 số giống cây ăn quả, rau phù hợp phát triển vườn như bưởi diễn, ổi, na, mít... và quy trình trồng, chăm sóc, bảo vệ vườn mẫu.
Tiến sĩ Đoàn Hữu Thanh, Phó Chủ tịch Hội Làm vườn TP. Hải Phòng truyền đạt tại lớp tập huấn.
Đồng thời, tại lớp tập huấn, cán bộ Trung tâm Khuyến nông TP. Hải Phòng cũng giới thiệu đến các học viên về kỹ thuật nuôi và phòng trừ bệnh cho cá nước ngọt: việc thiết kế ao nuôi, cải tạo ao nuôi, khử trùng ao nuôi, dấu hiệu nhận biết các bệnh trên cá, quy trình chăm sóc, kỹ thuật nuôi cá nước ngọt…
Với phương thức truyền tải hấp dẫn, các học viên tham gia lớp tập huấn dễ dàng tiếp cận được với thông tin cũng như cách thức triển khai, thực hiện xây dựng mô hình, góp phần nâng cao thu nhập.
Trước đó, Hội Làm vườn TP. Hải Phòng đã tổ chức 8 lớp tập huấn về xây dựng mô hình vườn mẫu theo hướng hữu cơ, tuần hoàn giai đoạn 2022-2024 tại các huyện Thủy Nguyên, Tiên Lãng, Kiến An…
Phấn đấu diện tích trồng sâm Việt Nam đạt 21.000ha vào năm 2030. Sản lượng khai thác từ năm 2030 đạt 300 tấn/năm (diện tích khai thác khoảng 1.000ha/năm).
Cùng với phương châm “4 tại chỗ và 5 sẵn sàng”, ngành chức năng Thừa Thiên- Huế cũng đã chủ động nhiều phương án trước hiện tượng El Nino gây nắng nóng gay gắt kéo dài ảnh hưởng trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng tại địa phương.
Những năm gần đây, từ phong trào nông dân làm kinh tế giỏi, huyện Châu Thành (Tây Ninh) xuất hiện một số mô hình phát triển kinh tế đa dạng, làm ăn hiệu quả với nhiều tấm gương nông dân năng động, dám nghĩ, dám làm, cần cù, sáng tạo vươn lên làm giàu chính đáng.
Sau gần 3 năm khởi nghiệp, anh Nguyễn Tấn Lợi ở thôn Xuân Bình, xã An Xuân (Tuy An - Phú Yên) đã sở hữu hơn 200 con chim trĩ, thỏa niềm ấp ủ bấy lâu về phát triển kinh tế gia đình từ vật nuôi mới này.
Sau khi khởi nghiệp không thành công với mô hình nuôi lợn, anh Bùi Văn Mạnh ở xã Đông Minh (Tiền Hải - Thái Bình) mạnh dạn chuyển đổi đất cấy lúa kém hiệu quả sang xây dựng mô hình trồng cây ăn quả.