Những năm qua, Hội Làm vườn xã Phước Hưng (Tuy Phước - Bình Định) đã tích cực hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế vườn - chuồng. Một trong những giải pháp được bà con đánh giá hiệu quả là chương trình: “Nông dân dạy nông dân, nông dân học nông dân”.
Tích cực hỗ trợ
Là xã thuần nông, tiềm năng đất đai phong phú, ngoài sản xuất lúa, nông dân Phước Hưng còn tận dụng đất màu và đất vườn trên 150ha sản xuất các loại rau màu và các loại hoa cho giá trị kinh tế cao. Riêng trong dịp Tết Mậu Tuất 2018, doanh thu bán hoa gần 10 tỷ đồng.
Hội Làm vườn xã đã hình thành được 2 tổ nghề nghiệp trồng hoa mai và hoa cúc với 70 hội viên tham gia; phối hợp với Trung tâm Khuyến nông và những hội viên giàu kinh nghiệm mở lớp chăm sóc và tạo dáng cây cảnh, chuyển giao kỹ thuật chăm sóc cây cảnh.
Hội cũng hỗ trợ hội viên đẩy mạnh chăn nuôi gắn với bảo vệ môi trường theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả theo hình thức gia trại. Công tác tiêm phòng dịch bệnh, vệ sinh chuồng trại, tiêu độc sát trùng định kỳ được thực hiện thường xuyên nên hạn chế tối đa dịch bệnh xảy ra trên đàn gia súc, gia cầm. Trên địa bàn xã hiện có 200 gia trại có quy mô nuôi 30 - 100 con heo và trên 1.000 con gia cầm/gia trại. Ngoài ra, toàn xã hiện có 870 con bò lai chất lượng cao.
Mở rộng mô hình hiệu quả
Theo ông Lê Anh Duy, Chủ tịch Hội Làm vườn xã Phước Hưng, hàng năm, Hội đều phối hợp tổ chức 20 lớp hướng dẫn cho gần 2.000 lượt hội viên, giới thiệu tiến bộ kỹ thuật để nông dân áp dụng trong sản xuất và chăn nuôi, như sản xuất lúa theo phương pháp cải tiến SRI, phương pháp sạ hàng; chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh trên cây hoa; quy trình trồng rau an toàn; chăn nuôi an toàn sinh học theo hướng thân thiện với môi trường… mang lại kết quả khả quan.
Hội cũng xây dựng được 6 mô hình kinh tế (3 mô hình ngành nghề và 3 mô hình trồng trọt, chăn nuôi) thông qua chương trình “nông dân dạy nông dân, nông dân học nông dân”, tạo điều kiện để bà con học tập, ứng dụng, mở rộng các mô hình kinh tế hiệu quả.
Ông Lê Anh Duy cho biết thêm: Để tạo nguồn vốn cho hội viên phát triển kinh tế vườn - chuồng, Hội Làm vườn xã đã tín chấp giúp hội viên vay vốn từ các tổ chức tín dụng, qua đó góp phần tăng hiệu quả quản lý, sử dụng đất, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, giảm hộ hội viên nghèo, tăng hộ hội viên giàu một cách bền vững.
Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) về phát triển vùng trồng dược liệu quý theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo cho bà con người DTTS.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.