HLV Thái Bình đã đổi mới mạnh mẽ phương thức hoạt động, phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành, đoàn thể, các cấp chính quyền thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo, đóng góp tích cực vào Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
GS.TS. Ngô Thế Dân, Chủ tịch Hội Làm vườn Việt Nam, đánh giá: Những năm qua, Hội Làm vườn (HLV) tỉnh Thái Bình đã đổi mới mạnh mẽ phương thức hoạt động, phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành, đoàn thể, các cấp chính quyền thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo, đóng góp tích cực vào Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.
Thúc đẩy kinh tế vườn phát triển
HLV tỉnh Thái Bình khi mới thành lập chỉ có 1 chi hội hạt nhân với 85 hội viên, đến nay đã có tổ chức Hội ở tất cả các xã, phường, thị trấn có hoạt động sản xuất nông nghiệp. Nhận thức được vai trò là cầu nối thực hiện liên kết sản xuất, Hội đã chỉ đạo, hướng dẫn, phát động thành lập hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác (THT) theo Luật HTX năm 2012.
Trong đó, định hướng bước đầu tập hợp các hộ cùng sản xuất một loại sản phẩm để tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hóa lớn hoặc phát triển sản phẩm gắn với lợi thế của địa phương. Đến năm 2017, trong 131 HTX, THT, câu lạc bộ chuyên ngành chăn nuôi, thủy sản, sản xuất VAC, HLV có 60 tổ chức, với gần 700 hội viên là các chủ trang trại, gia trại tham gia. Hoạt động của các tổ chức đã mang lại lợi ích thiết thực cho hội viên và nông dân, qua đó thu hút thêm nhiều hội viên mới.
HLV tỉnh Thái Bình hiện có 36.729 hội viên, tăng gần 4.000 hội viên so với 5 năm trước. Hội viên đều tích cực tham gia sinh hoạt Hội, hưởng ứng các phong trào thi đua do Hội phát động, đóng góp đầy đủ nghĩa vụ với nhà nước và xã hội, ngày càng tin tưởng, gắn bó với tổ chức Hội.
Bên cạnh phát triển trang trại, gia trại tập trung, toàn tỉnh Thái Bình hiện có trên 7.000ha vườn, với khoảng 260.000 mảnh nằm đan xen, rải rác trong các hộ dân cư. Diện tích vườn này đã được các hộ cải tạo từ những năm 1990 và những năm qua tiếp tục được cải tạo, phá bỏ cây tạp, cây đã trồng lâu năm nhưng kém hiệu quả, cằn cỗi để đưa vào sản xuất các loại cây trồng mới thích hợp, có năng suất và phẩm chất tốt hơn, phù hợp thị hiếu người tiêu dùng, mang hiệu quả kinh tế cao hơn. Ngoài những cây trồng được đưa vào sản xuất từ trước đã cho thu hoạch và thu nhập ổn định, thì những cây trồng mới có thị trường tiêu thụ như mít Thái Lan, bưởi Diễn, ổi giống mới các loại, chuối Tiêu hồng, chuối tây Thái Lan, nhãn chín sớm, nhãn chín muộn, thanh long ruột đỏ, chanh tứ quý, cam Cao Phong, cam Vinh, cam Đường Canh, cây hòe và các loại hoa, cây cảnh,… đã được các cấp Hội tuyên truyền, hội viên tiếp thu, mạnh dạn đưa vào sản xuất và phát triển khá mạnh.
Đặc biệt, hòe nếp - cây dược liệu những năm gần đây được chú trọng phát triển ở hầu khắp các địa phương trong tỉnh, cho thu nhập khá cao. Cây thanh long, ngoài diện tích tập trung sản xuất hàng hóa, thu nhập cao và ổn định, còn được nhiều hộ hội viên và nông dân trồng trong vườn để dùng cho sinh hoạt gia đình. Cây măng tây xanh, loại rau cao cấp, có giá trị dinh dưỡng và hiệu quả kinh tế cao, sau các cuộc tham quan học hỏi kinh nghiệm do tỉnh Hội và một số đơn vị Hội tổ chức, chắp nối liên kết sản xuất và tiêu thụ thì nay đã có một số hộ trong tỉnh sản xuất, bước đầu mang lại hiệu qua kinh tế, có thể nhân rộng.
Những giống cây trồng mới năng suất, chất lượng cao, những kinh nghiệm hay trong thực tiễn sản xuất - kinh doanh đã được hội viên, nông dân tiếp thu đưa vào ứng dụng như: Kỹ thuật ghép mắt cải tạo, lai tạo làm trẻ hóa, tăng năng suất cây trồng; kỹ thuật cho cây ra hoa đậu quả trái vụ, đậu quả cao, chất lượng ngon hơn; kỹ thuật trồng, chăm sóc, nghệ thuật cắt tỉa, tạo hình hoa, cây cảnh, cây trên chậu… cũng được nâng lên đáng kể. Nhờ đó, hiệu quả kinh tế thu từ các vườn cây, các loại cây trồng cũng cao hơn.
Những năm qua, HLV tỉnh Thái Bình còn tặng gần 50 góc vườn tình nghĩa, gồm những cây ăn quả cho các hộ khó khăn, gia đình chính sách, già cả neo đơn. Bên cạnh đó, hàng năm, các cấp hội đã cùng với các cấp, các ngành hưởng ứng, phát động Tết trồng cây đầu xuân đời đời nhớ ơn Bác, trồng hàng triệu cây phân tán nội đồng, cây lấy gỗ, cây bóng mát, rừng ngập mặn… phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt, tạo cảnh quan, cải thiện môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Bám sát kế hoạch trọng tâm của tỉnh
Tổng kết nhiệm kỳ qua, ông Phạm Văn Xuyên, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình đánh giá, hoạt động của HLV luôn bám sát kế hoạch, chương trình trọng tâm của tỉnh, nhất là trong phong trào phát triển kinh tế, đóng góp tích cực vào Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.
Trong giai đoạn 2013 - 2018, HLV tỉnh đã xây dựng hàng trăm mô hình kinh tế VAC, trang trại ứng dụng tiến bộ kỹ thuật. Hội cũng phối hợp với các sở, ngành tổ chức hơn 1.600 lớp tập huấn kỹ thuật cho trên 105.000 lượt hội viên. Đồng thời, tổ chức cho hội viên, nông dân tham quan mô hình trang trại trong và ngoài tỉnh. Nhiều mô hình của hội viên cho thu nhập cao, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế nông nghiệp, nâng cao đời sống nông dân và xây dựng nông thôn mới.
Phát biểu tại Đại hội HLV tỉnh Thái Bình lần thứ VI, nhiệm kỳ 2018 - 2023, GS.TS. Ngô Thế Dân, Chủ tịch Hội làm vườn Việt Nam, biểu dương những kết quả HLV tỉnh đã đạt được trong những năm qua. Thời gian tới, HLV tỉnh Thái Bình cần tiếp tục nghiên cứu, tập huấn chuyển giao ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Phối hợp với các cơ quan truyền thông giới thiệu các nhân tố, mô hình điển hình trong phát triển kinh tế. Đồng thời, quảng bá, giới thiệu sản phẩm đặc sản, thế mạnh của các địa phương, mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản, nâng cao hiệu quả kinh tế cho hội viên và nông dân.
Ban chấp hành HLV tỉnh Thái Bình khóa VI, nhiệm kỳ 2018 - 2023, có 21 thành viên. Ông Nguyễn Văn Hòa tái đắc cử Chủ tịch HLV tỉnh khóa VI. |
Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) về phát triển vùng trồng dược liệu quý theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo cho bà con người DTTS.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.