Sát cánh cùng hội viên, xây dựng mô hình điểm, và giúp bà con làm giàu từ VAC là những việc HLV Thái Nguyên đã xúc tiến thời gian qua.
Xây dựng mô hình điểm
Mặc dù những tháng đầu năm 2020 chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19, song HLV Thái Nguyên đã triển khai được 03 mô hình trồng cây ăn quả sử dụng phân bón hữu cơ tại 03 địa phương, xã Sơn Cẩm, xã Tân Khánh, An Khánh. Với 3 dòng cây đang là thế mạnh của Thái Nguyên như: cây mít, bưởi đỏ Tân Lạc, và cây hồng xiêm xoài. Đến nay, cả 3 loại cây nói trên đều sống khoẻ 100% và phát triển tốt.
Bà Đào Thị Dung cùng lãnh đạo HLV Việt Nam, thăm mô hình của hội viên.
Hoặc, tổ chức những lớp tập huấn về quy hoạch và thiết kế vườn mẫu, kỹ thuật ủ phân vi sinh, đệm lót sinh học, chăn nuôi gà hữu cơ; tổ chức quản lý theo chuỗi giá trị sản phẩm; phương pháp truy xuất nguồn gốc sản phẩm.
Đặc biệt, phát triển kinh tế theo hướng VAC và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho hội viên. Mục tiêu của Hội là hướng dẫn và khuyến khích bà con mạnh dạn làm giàu, phát triển kinh tế VAC, nâng cao đời sống. Vì vậy, Hội đã xây dựng các mô hình điểm, những cách làm mới có hiệu quả từ lĩnh vực VAC, để hội viên học tập, tham quan và nhân rộng.
Ngoài ra, Hội còn thường xuyên phối hợp với các ngành chức năng, tuyên truyền và đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật mới cho hội viên. Đồng thời, lựa chọn các loại cây, con phù hợp, hiệu quả kinh tế cao để bà con áp dụng vào sản xuất. Vận động hội viên tích cực tham gia chương trình xây dựng nông thôn mới tại địa phương, thông qua những hoạt động phát kinh tế VAC, kinh tế gia trại, trang trại.
Song song với những việc làm trên, công tác dạy nghề cho lao động nông thôn cũng được Hội quan tâm, chú trọng. Theo đó, chỉ trong 6 tháng đầu năm 2020, Trung tâm dạy nghề VAC đã tổ chức được 03 lớp sơ cấp nghề nuôi ong mật, cho 90 hội viên là người dân tộc thiểu số.
Phối hợp với Hội làm vườn Việt Nam triển khai 03 mô hình vườn mẫu tại xã La Hiên, huyện Võ Nhai. Hợp tác với công ty phân bón sông Gianh triển khai 01 mô hình sử dụng phân bón hữu cơ sông Gianh tại xã La Hiên. Phối hợp với Chi cục thủy sản thả cá giống cho 7 hội viên, với diện tích 3ha. Hiện, cá đang sinh trưởng, phát triển tốt.
Dịch vụ cây giống cho bà con
Đặc biệt, Hội rất chú trọng công tác cải tạo vườn tạp, đưa kinh tế hộ gia đình, kinh tế gia trại nâng lên thành trang trại sản xuất mang tính hàng hóa cao. Đồng thời, Hội đảm nhận công tác dịch vụ cung cấp các loại cây ăn quả giống mới sạch bệnh như: mít Thái Lan, hồng xiêm xoài, bưởi Diễn...
Các đồng chí HLV Việt Nam thăm mô hình ở Thái Nguyên
Sau khi bà con có sản phẩm, Hội đã tìm đầu ra và bao tiêu cho hội viên, nông dân, ví như: mật ong, sữa ong chúa, phấn hoa. Mặt khác, bám sát nhu cầu của hội viên, cung cấp vật tư, phân bón, cây, con giống, tiền vốn để bà con canh tác, sản xuất tốt hơn.
Chỉ có làm tốt công tác dịch vụ mới giúp hội viên có giống, vốn, để phát triển kinh tế một cách tốt nhất, đặc biệt là sản xuất VAC mang tính hàng hóa. Ví như: HLV huyện Phú Bình đã xây dựng điểm vườn cây giống ở xã Thanh Ninh. Hội làm vườn Thị xã Phổ Yên, phối hợp với Chi nhánh vật tư nông nghiệp, cung ứng 200 tấn phân bón trả chậm, giúp hội viên phát triển sản xuất kịp thời vụ...
Cùng với những công việc trên, công tác thi đua khen thưởng cũng được tỉnh Hội triển khai kịp thời; góp phần động viên, khích lệ tinh thần các cấp Hội cơ sở. Tạo lập được không khí vừa tích cực sản xuất, vừa giúp nhau thoát nghèo, tiến tới làm ăn khá và giàu có ngày càng nhiều. Phong trào HLV các cấp trên địa bàn tỉnh ngày càng vững mạnh và đoàn kết gắn bó.
Xây dựng Hội vững mạnh
Được biết, tính đến ngày 15/06/2020, toàn tỉnh Thái Nguyên đã có 159 xã, phường, thị trấn có tổ chức Hội, với tổng số 1.658 chi hội, đã kết nạp được 18 hội viên mới, đưa tổng số hội viên lên 34.863 hội viên.
Để có được thành công như ngày hôm nay, chính là nhờ Thái Nguyên luôn lấy Hội cơ sở làm đơn vị hành động, tập trung xây dựng Hội vững mạnh và thu hội phí để hoạt động. Tích cực tuyên truyền hội viên học tập điều lệ HLV Thái Nguyên tại 9 huyện, thành, thị. Nhất là duy trì chế độ sinh hoạt định kỳ thường xuyên và có hiệu quả.
Đồng thời, tiếp tục xây dựng mô hình, phối hợp với các ban ngành để mở lớp tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho hội viên. Tăng cường tư vấn chế biến và tiêu thụ sản phẩm kinh tế VAC cho hội viên và nông dân; đẩy mạnh các chương trình, dự án đã thực hiện.
Bà Đào Thị Dung, Chủ tịch Hội Làm vườn Thái Nguyên cho biết: “Hội đang xây dựng nhiều mô hình VAC cho thu nhập cao; phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại, gia trại; tổ chức đào tạo nghề cho hội viên.
Tiếp tục theo dõi những mô hình đã phát triển, hướng dẫn hội viên chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại trên cây trồng. Động viên các cấp hội và hội viên làm tốt công tác VAC tình nghĩa. Nhất là phong trào “lá lành đùm lá rách”; hội viên giúp nhau giống, vốn để phát triển sản xuất, đặc biệt, phát huy vai trò của các hội viên là chủ trang trại”.
Ngoài ra, cũng theo bà Dung thì, Hội đang tiếp tục triển khai các phong trào thi đua, lập thành tích chào mừng Đại hội Hội làm vườn các cấp. Đẩy mạnh việc tuyên truyền chủ trương đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước trong việc phát triển kinh tế VAC tại địa phương. Xây dựng đề án phát triển Hội ngày càng phù hợp với nền kinh tế thị trường.
Đồng thời, sẽ kiến nghị với Ban Dân vận Tỉnh ủy, Sở Nội vụ báo cáo Tỉnh ủy, UBND tỉnh để có chủ trương chính sách, giúp Hội làm vườn Thái Nguyên đẩy mạnh phong trào phát triển kinh tế VAC, và hỗ trợ kinh phí để Hội hoạt động tốt hơn.
Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) về phát triển vùng trồng dược liệu quý theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo cho bà con người DTTS.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.